THẾ NÀO LÀ CHỨNG ĐẮC ?
NHƯNG THẬT RA KHÔNG CÓ SỰ CHỨNG ĐẮC NÀO CẢ.
Tu Tâm thanh tịnh đạt đến cảnh giới Ngộ Không.
Có nghĩa là: Hiểu rõ mọi pháp giới, đều là vô thường. Đủ duyên sanh ra là Có, hết duyên tan hoại trở về là Không. Đi vào Luật Vô Thường. Nên không chạy theo gì cả, động niệm gì cả không không. Lâu ngày mọi duyên đều lắng, mọi nghiệp tịnh yên, đi vào trạng thái Đại Định. Tâm càng lắng yên càng sanh lực.
– Lực đã sanh thời Thần Thông liền hiển hiện. Phải nói là vô cùng vi diệu, không thể nghĩ bàn, không thể nào kể hết ra đây. Chân Tâm Chân Tánh Vốn Là Thông. Thanh Tịnh Sanh ra Lực. Lực chính là Thần, Thần Lực Đã Sanh Ra. Chân Tâm Chân Tánh liền Hiển Lộ Thần Thông. Như một Định Luật tự nhiên, Không nên cho đó là Đắc Pháp. Hay chứng đắc gì cả. Mà luôn làm chủ cái Thấy, Nghe, Hay, Biết của mình. Thấy như không thấy, nghe như không nghe, hay như không hay, biết như không biết. Không có sự khởi tâm chấp trước phân biệt gì cả. Vô Niệm Vô Trụ. Vì vô niệm vô trụ nên không có sự chứng đắc nào cả. Đó mới là sự Chứng Đắc. Ví như không Tánh đó mới là Thật Tánh của Chân Tâm. Tâm của Chân Tâm chính là sự Thấy, Nghe, Hay, Biết tự nhiên. Không đi vào phân biệt, nên không có Ý. Vô Ý chính là thật Ý của Chân Tâm.
– Tóm lại: Vô Trụ Vô Niệm. Chính là an trụ Chân Tâm Chân Tánh an trụ Tự Nhiên. Vô Trụ Vô Niệm chính là Chứng Đắc. Vì hiểu rõ Chân Tâm Chân Tánh của mình, Gọi Đó Là Chứng, Đạt Được Mục Đích Hiểu Rõ Sự Diệu Dụng Của Chân Tâm Chân Tánh Gọi Đó Là Đắc. Đi đến làm chủ Chân Tâm Chân Tánh. Tức là làm chủ tối cao tất cả cảnh giới Thần Thông. Cũng là tối cao của tất cả Thần Chú, không chú nào qua Chú Nầy.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
—————————————————————