BỘ ÁO GIÁP NHẪN, NHỊN, NHỤC.
Cổ nhân có câu: “Không nhịn được việc nhỏ, sẽ làm hỏng việc lớn” Vì sao lại như vậy.
Vì chúng Ta đang là người trần. Trong trường thi Tạo Hóa, trong sự xoay chuyển, luân chuyển của Càn Khôn. Hợp, Tan, Tan Hợp. Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Họa, Phúc, xem nhau. Thành, Bại khó lường, Khổ, Vui không chừng. Hơn, Thua cạnh tranh không nghỉ. Tương sanh tương khắc, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bốn mùa xoay chuyển tai họa triền miên. Chưa kể, Ghét, Ghanh, mạnh được yếu thua, Thị Phi, mưu hại lẫn nhau. V.V.. Nếu chúng Ta không Nhẫn, không Nhịn. Thời bị cõi đời lôi kéo vào dòng xoáy nhấn chìm trong bể khổ. Có thể nói là không làm nên chuyện gì cả.
– Để thoát ra sự khảo đảo Càn Khôn Vũ Trụ. Không phải là sự chống lại Càn Khôn Vũ Trụ. Mà nương theo những Định Luật làm lợi thế cho mình. Ví như môn Thái Cực Quyền chính là nương vào sức mạnh của địch làm sức mạnh của mình. Nếu không có sự kiên nhẫn, thời không thể nắm bắt được sức mạnh của địch, làm lợi khí cho mình, khống chế lại địch.
– Sự biến động của Càn Khôn hàng nghìn năm, con người rút ra nhiều kinh nghiệm tích lũy kinh nghiệm dần dần biết khai thác những gì nơi Càn Khôn Vũ Trụ. Làm lợi cho con người. Như người làm nông biết nắm bắt thời tiết, làm chủ thời vụ khai thác Xuân, Hạ, Thu, Đông, đi vào trồng trọt.
– Có nghĩ là: Nắm bắt thời tiết, làm chủ thời vụ. Tìm ra công thức thuận lợi và tác hại. Đi vào trồng trọt. Sự thành công nào cũng có dáng dấp Nhẫn, kiên nhẫn, Nhịn là không chịu bỏ cuộc. Nhục là chịu mọi sự áp lực tác động không lay chuyển.
– Những người nghiên cứu võ học cũng thế. Nắm bắt Tinh, Khí, Thần vũ trụ, khai thác tìm năng Tinh, Khí, Thần vũ trụ, làm sức mạnh cho chính bản thân mình. Bằng cách thu nạp Tinh, Khí, Thần, qua tu thiền luyện khí vào nội hàm con người. Tăng sức đề kháng chống lại mọi sự bất lợi cho bản thân. Sự thu nạp chân khí Càn Khôn Vũ Trụ làm sức mạnh cho bản thân mình nếu thiếu đi sự kiên Nhẫn, không Nhịn ý nghĩ lung tung, không Nhục lung lay ý chí thời khó mà đi đến kết quả thành công.
– Nhờ có sự kiên Nhẫn cao, kiên định Nhịn tốt, Nhục vững Ý Chí nên đủ sáng suốt khai thác những Định Lý tức là Lý Tính của Tinh, Khí, Thần. Từ Lý Tính Tinh, Khí, Thần tìm ra công thức đi vào vận động Kinh Mạch, khai thông huyệt đạo, hóa giải sự tương sanh tương khắc. Hòa hợp Âm Dương tạo lên sự lợi hại con người. Sự thành công đó có dáng dấp Nhẫn, Nhịn, Nhục. Nhẫn là nhẫn nại, Kiên Nhẫn. Nhịn là sức chịu đựng. Nhục là không lay chuyển.
– Những người làm khoa học họ cũng không khác chi những người luyện võ. Những người tu thiền luyện khí. Họ cũng nắm bắt những Định Luật Vũ Trụ. Lý Tính vật thể. Kết hợp Định Luật, Khai thác Vật Lý. Đi vào Công Thức lập ra phương tiện, tạo ra máy móc làm lợi ích phục vụ cho con người. Sự đi đến thành công bao giờ cũng có Nhẫn, Nhịn, Nhục. Có nghĩa là : Tâm định tĩnh Nhẫn, sức chịu đựng Nhịn. Không chịu đầu hàng Nhục.
– Các nhà Binh Pháp cũng vậy nắm bắt những Quy Luật. Hợp Tan, Thành Bại, Tương Sanh, Tương Khắc của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Định Luật Chu Kỳ Vận Hóa, Định Luật Luân Chuyển. Định Luật Chuyển Xoay. Tìm ra phương pháp công thức áp dụng gọi đó là Binh Pháp. Sự thành công đỉnh cao Binh Pháp bao giờ cũng có dáng dấp Nhẫn, Nhịn, Nhục. Nhẫn là Kiên Nhẫn kiên trì nắm bắt những Định Luật Vũ Trụ. Nhịn là chịu đựng mọi sự bất trắc, Nhục là không tan rã Ý Tưởng.
– Các nhà trị bệnh, chữa bệnh cũng thế. Nắm rõ một số Định Luật Vũ Trụ, Định Lý Vật Thể. Lý Tính Của Sự Vật. Tìm ra phương pháp nguyên nhân sanh ra bệnh. Đi vào Công Thức sáng chế điều trị. Khống chế bệnh tật. Sự thành công ấy đều có dáng dấp Nhẫn, Nhịn, Nhục.
– Hay nói một cách dễ hiểu. Những người thành công dù là Ngành nào, Nghề nào, Tu Hành, Tu Luyện. cũng phải đi vào Nhẫn. Nhịn, Nhục.
– Tóm Lại: Sự Nhẫn, Nhịn, Nhục, không phải chỉ riêng cho người tu. Mà tất cả Ngành, Nghề đều phải Nhẫn, Nhịn. Nhục mới đi đến thành công. Hãy tập cho mình Nhẫn, Nhịn, Nhục. đó là bí quyết Thành Công khắp trên mọi nẻo đường. Tập Nhẫn, tập Nhịn, tập Nhục. Càng nhiều càng tốt, càng lâu càng hay. Người có Nhận Hạnh lớn Trí Huệ cao, Đức Độ trùm thiên hạ. Thường là người có phong độ Nhẫn, Nhịn, Nhục rất tốt.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
——————————————————-