CÁI LỢI TỪ VĂN HÓA CỘI NGUỒN
ĐEM LẠI LÀ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
Nói về cái lợi từ Văn Hóa Cội Nguồn đem lại phải nói là không thể nghĩ bàn. Nhưng ở đây chỉ nói lên vài tiêu biểu cụ thể.
– Những người đi theo Văn Hóa Cội Nguồn Linh Hồn tỏa sáng, sự tỏa sáng ấy chính là phát huệ. Văn Hóa Cội Nguồn là Văn Hóa Phát Huệ thứ Văn Hóa Thượng Thừa Vũ Trụ.
– Người tu theo Văn Hóa Cội Nguồn thường là vượt lên trên Học Thức Trí Thức thường đời. Học để mà biết học thuộc để mà thi.
– Còn tu theo Văn Hóa Cội Nguồn thời khác hẳn. Có thể phân tích nhau sau. Học Thức Trí Thức đời thường từ vô học ví như Than Đen, nhờ có học Than Đen chuyển lần thành Than Đỏ từ thấp lên cao, từ cấp một, đến học vị Tiến Sĩ. Kết quả tiến trình học thức đó cao thấp đo lường học vị bằng cấp, dù là bằng cấp nào cũng chỉ là Than Đỏ, chưa tỏa sáng phát lên ngọn lửa.
– Còn học vị Văn Hóa Cội Nguồn chính là đi đến Phát Huệ hay còn gọi là trí huệ. Ví như Than Đỏ đã phực cháy và Tỏa Sáng. Sự khác nhau là ở chỗ nầy.
– Ví Dụ: Đời thường Học Thức là học thuộc, Trí Thức là phân tích sự học thuộc của mình. Ví như Học Thức là Học Thuộc về Nhân Quả. Trí Thức là Phân tích sự học thuộc về Nhân Quả ấy. Chỉ ở cảnh giới hiểu biết về Nhân Quả dựa trên sự học.
– Có thể nói Học Thức Trí Thức ở phạm vi cái Học nên chưa hiểu rõ thấu đáo về Nhân và Quả chỉ ở cảnh giới dựa vào cái học, sự nhận thức về cái Học. Nên vẫn còn là Học Thức Trí Thức Than Đỏ chưa phải là Trí Huệ.
– Trí Huệ thuộc lĩnh vực Giác Ngộ. Cục Than phát lửa và tỏa sáng, phát lửa tỏa sáng chính là phát Huệ. Sự thấy biết của Trí Huệ không thể suy lường bằng lời nói. Ví Dụ: Học Thức Trí Thức nhìn thấy con cọp, diễn tả con cọp mà thôi. Nhưng ở Trí Huệ thời khác hẳn. Cái nhìn tổng quát kể cả xác thân, bẩm tánh, lợi ở móng vuốt, hại không quay được đầu nhìn về mong của mình, địa vị, khắc tinh v.V.. cũng chỉ một cái nhìn mà Học Thức, Trí Thức không thể nào tưởng được nổi. Có thể nói Học Thức Trí Thức nhìn sự vật biết một. Còn Trí Huệ nhìn sự vật biết trăm biết nghìn cốt lõi căn bản của Thông Minh. Người Thông Minh là người có sự tu luyện nhiều kiếp. Chỉ nhìn qua là biết một cách rốt ráo không cần phải Học. Để phân tích Học Thức Trí Thức và Trí Huệ khác nhau ở chỗ nào.
– Có thể nói một cách khác cho dễ hiểu. Ví như Trẻ Con Học thuộc lòng Nhân Quả, nhớ rõ về sự Học Thuộc lòng Nhân Quả của mình. Nhưng am hiểu về Luật Nhân Quả phải là người lớn.
– Ví Dụ: Chỉ bốn chữ Công Bằng Bình Đẳng thời ai cũng học thuộc dễ dàng. Nhưng hiểu về sự rốt ráo Công Bằng Bình Đẳng, cũng như Công Dụng siêu Việt của Bốn Chữ Công Bằng Bình Đằng thời không phải ai cũng hiểu được. Trừ người đã phát Huệ.
– Ví dụ: Trẻ Con đều có thể học thuộc, nhớ rõ về Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhưng hiểu được Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, tín. Thời không phải là trẻ con mà là người lớn.
– Nhưng khối gì người lớn chẳng hiểu gì về Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, tín. Trí còn trong Học Thức Than Đen trẻ con, nói rành về Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Lễ, Trí, Tín Trí Thức người có Học. Nhưng cũng chỉ là cục Than Đỏ Trí Thức.
– Hay nói một cách khác, cái học ở đời thường là Học để thuộc, Học để nhớ. Nhớ thuộc để rồi thi. Cái Học ở phạm vi trong đời thường Trí Thức. Thành quả Học Thức, Trí Thức là bằng cấp. Còn kém xa cái Học ở Đạo. Nhất là cái Học trong Văn Hóa Cội Nguồn. Cái Học của người lớn Bậc Đại Nhân đi đến Phát Huệ. Cái Học Chứng Ngộ tỏa sáng Giác Ngộ. Không phải là cục Than Đen Học Thức, cục Than Đỏ Trí Thức. Mà là cục Than đã bùng phát cháy tỏa sáng. Sự phát Huệ không phải dễ có thể nói nhiều đời nhiều kiếp tu luyện. Nhờ một nhân duyên lớn gặp được Văn Hóa Cội Nguồn Thiên Ý Cha trời tu học phát sáng Trí Huệ, thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa.
– Chẳng hạn như Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Không biết chữ, chỉ nghe Sư, Sãi, nói về Chân Tâm Chân Tánh. Theo lối Học thuộc lòng, học để mà nhớ, nhớ để mà thi lên chức sắc cao hơn.
– Lục Tổ Huệ Năng chỉ cần nghe Họ nói, họ đọc tụng liền Giác Ngộ hiểu rõ Chân Tâm Chân Tánh, Lương Tâm. Đi vào an định vô sở trụ, hành động theo Lương Tâm, thành Phật ra khỏi sanh tử.
– Nên nhớ thành Phật là một chuyện khác, thành quả Phật là một chuyện khác.
– Tóm Lại: Trí Thông Minh, học thuộc tất cả sánh đời, học thuộc tất cả sách đạo của Tôn Giáo Đạo Giáo cũng chỉ là Học Thức, cao hơn nữa cũng chỉ là Trí Thức. Không quên những gì mình Học. Nhiều khi cho đó là hơn người sanh ra cống cao ngạo mạn, tự cao tự đại, tự làm hại chính mình.
– Còn phát Huệ là một chuyện khác, không liên quan gì đến Học Thức, Trí Thức. Thuộc lĩnh vực phát Huệ. Quán Tự Tại ví như cục Than đã phát cháy tỏa sáng. Nhìn thấu suốt vạn vật, sự vật. Bằng con Mắt Huệ. Không phải bằng con mắt thường, như Học Thức, Trí Thức, dựa vào cái Học để biết, còn phát Huệ thuộc về lĩnh vực Giác Ngộ vô Học mà biết.
– Văn Hóa Cội Nguồn là Văn Hóa phát Huệ, trên nhiều lĩnh vực phát huệ. Cũng như lợi ích về nhiều lĩnh vực khác như siêu sanh về thiên đàng cực lạc, thành Phật, Thánh. Tiên, Thần, Chúa. Ra khỏi luân hồi sanh tử. Làm Vua làm Chúa các cõi trời, tầng trời. Làm chủ vận mệnh, làm chủ vũ trụ. Thần Thông tự tại, Chánh Đẳng Chánh Giác v.V.. Không có một thứ Văn Hóa nào được như thế, phải nói là không thể nghĩ bàn
***
Văn Hóa Cội Nguồn
——————————————————–