CHÚ GIẢI CHÂN TÂM, CHÂN TÁNH
CHÂN và TÂM- CHÂN và TÁNH
Hỏi: Chân của Tâm là gì ?
Đáp: Chân của Tâm là chỉ cho Bản Thể Linh Giác tối cao vũ trụ thực thể Chân Không, hay còn gọi là Chân Như.
Hỏi: Thật Tướng, Thật Tánh, Thật Tâm, Thật Pháp, Thật Ý của Chân, bản thể Linh Giác Chân Như Tối Cao vũ trụ là gì ?
Đáp: Thật thể Chân Như không Tướng Vô Tướng, không Tánh Vô Tánh, không Pháp Vô Thức, không Ý Vô Tâm. Chân thể Linh Giác Tối Cao Cội Nguồn là như thế.
Hỏi: Tâm là gì ?
Đáp: Là sự khởi điểm sanh ra thành tiêu điểm gọi đó là Tâm, Tâm Điểm.
Có nghĩa là: Từ Linh Giác Chân Như vô thức, sanh ra thức trở thành tiêu điểm gọi đó là Tâm Thức hay Tâm Pháp cũng vậy. Từ Linh Giác Chân Như Vô Tánh, khởi điểm sanh ra Tánh gọi đó là Tâm Tánh. Từ Linh Giác Chân Như, khởi sanh ra Ý gọi là Tâm Ý. Như vậy ý nghĩa của Tâm là chỉ cho một tiêu điểm khởi sanh, trở thành Tâm Điểm gọi là Tâm.
Hỏi: Tâm không sanh diệt, và Tâm sanh diệt khác nhau ở chỗ nào?
Đáp: Tâm không sanh diệt là Tâm nhận thức về Chân Như, Tâm thuận theo Lương Tâm, trở thành Chân Tâm bất sanh bất diệt. Nói chung là Tâm Giác Ngộ, Chánh Đẳng Chánh Giác thọ ngang bản thế Linh Giác Tối Cao Vũ trụ. Gọi đó là Tâm Phật, Tâm Thánh, Tâm Tiên, Tâm Thần, Tâm Chúa.
Còn Tâm sanh diệt là Tà Tâm. Do Giác Ý Vô Minh tạo ra Tâm trái ngược lại Lương Tâm. Nên bị Thiên Luật xoay chuyển hành xử đi vào luân hồi sa đọa, rõ nhất là nơi địa ngục, hành xử những ác tâm ác tánh trái ngược lại Lương Tâm.
Nói tóm lại: Người hội ngộ Chân Tâm Chân Tánh, Minh Tâm Kiến Tánh hành xử theo Lương Tâm đi vào trường sanh bất tử. Thành tựu quả Phật, quả Thánh, quả Tiên, quả Thần, quả Chúa.
Quê Hương của Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa là trên các cõi trời.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
———————————————————-