CÂU CHUYỆN SỐ 43
SỰ LỢI HẠI CỦA VĂN HÓA
PHẦN 1
Vào thửa xa xưa ở Phương Đông có hai đất nước sát bên nhau núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển. Một nước tên là Chu Môn Phương Bắc. Một nước tên là An Vương Nam.
Nước An Vương tuy bằng một phần mười nước Chu Môn, nhưng nhờ địa cuộc ôn đới bốn mùa rõ rệt Thiên Thời, Địa Lợi phải nói là ít có nước nào sánh bằng. Vị thế vô cùng quan trọng thuận lợi cho việc giao thương đất liền, đường biển liên thông qua nhiều nước. Nếu chiếm được đất nước An Vương thì khỏi lo về lương thực đủ nuôi nửa thế giới, thứ gì cũng nhất là khoáng sản không có nước nào bằng.
Lại thêm đất nước An Vương không những ưu việt về Thiên Thời, Địa Lợi, Giao Thương. Nhân tài lớp lớp, nhưng đất nước còn lạc hậu như gỗ tốt chẳng nên hình. cũng như tài nguyên khoáng chất. Nông, Lâm. Thủy sản, sơn hào, hải vị, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu. cái gì cũng có không nước nào bằng. Nên Chu Môn lúc nào cũng muốn chiếm lấy An Vương hết thế hệ nầy sang thế hệ khác. Nhưng lần nào xâm lược cũng bị Dân Tộc An Vương đánh bại.
Bao thế hệ nước Chu Môn suy nghĩ muốn cướp lấy nước An Vương phải có kế sách lâu dài thâm độc bằng không chỉ chuốc lấy thảm hại, tuy là một nước nhỏ, bằng một phần mười mà thôi. Thế mà xâm lược lần nào cũng thất bại, bị An Vương đánh tơi bời. Cuối cùng nước Chu Môn cũng tìm ra sự huyền bí của sức mạnh đó. Chính là đất nước có Cội, có Nguồn, có Ông Quốc Tổ tạo lên truyền thống anh linh dựng nước, giữ nước, Nền Quốc Đạo Dân Tộc nhất hô bá ứng, triệu người như một, thể Đồng Bào như một bó đũa khổng lồ không ai có thể bẻ gãy được. Sự thống nhất ý chí đoàn kết ấy chính là sức mạnh vô địch dẫn đến bách chiến bách thắng.
Nếu không có kế sách lâu dài thâm độc làm cho truyền thống anh linh dựng nước giữ nước mờ dần, thì khó mà chia rẽ được Dân Tộc An Vương phá tan sự đoàn kết tạo thành sức mạnh bó đũa khổng lồ. Nước Chu Môn bỏ ra nhiều tiền của, truyền bá văn hóa độc hại của chúng hầu chia rẽ Dân Tộc An Vương. Khi Dân Tộc An Vương chia năm xẻ bảy, tức thời chúng sẽ giúp cho một thế lực giành thắng lợi trở thành Vua, thế lực thua trở thành giặc. Thế lực trở thành Vua ấy nhờ sự giúp đở của Chu Môn nên cúi đầu tùng phục Phương bắc Chu Môn. Đã tùng phục thì Chu Môn nói gì thế lực đương quyền nước An Vương phải nghe nấy, với kế sách thâm độc làm cho Dân An Vương quên đi Nguồn Cội của mình. Thay thế vào đó là truyền bá Văn Hóa Chu Môn đầu độc tử tưởng theo một chiều hướng khác, Làm mờ dần văn hóa truyền thống Dựng Nước Giữ Nước, thậm chí bỏ quên Ông Quốc Tổ khai sinh ra Dân Tộc An Vương.
Nước An Vương khi đã vào lệ thuộc Chu Môn coi như Thiên Thời đã mất. Địa Lợi không còn, Nhân Hòa ly tán. Quốc Tổ bỏ xó, Quốc Đạo cũng ra đi, một màn đêm bao phủ lấy An Vương Đại Nam.
Nói về nước An Vương Đại Nam khi ấy là thời mạc pháp có Vua cũng như không nên các nhà trí thức đặt tên là Vua Bất Lực, chỉ biết nghĩ đến tiền bạc, ưa thích cao lương mĩ vị, rượu ngon, gái đẹp tạo cơ hội cho nịnh thần tham quan tiến chức, Trong số tham quan tiến chức ấy có một người không phải dân chính thống nước An Vương. Mà là con cháu Phương Bắc nước Chu Môn tên là Hồ Quan Nhậm. Ông Nội Hồ Quan Nhậm là Hồ Gia Mao vốn là thương buôn Phương Bắc qua ở luôn nước An Vương nhờ có vàng bạc, châu báu đút lót mua được chức quan nhỏ. Nhưng tới đời cháu Hồ Quan Nhậm nhờ học hành đổ đạt cao, lại thông tiếng Chu Môn. Hai nước Chu Môn, An Vương lúc ấy quan hệ mật thiết nên bổ nhiệm Hồ Quan Nhậm làm quan trong triều.
Tính Hồ Quan Nhậm không khác gì vua An Vương thích cao lương mĩ vị, gái đẹp, rượu ngon. Nhờ biết cách dâng tiến cho Vua những cô gái đẹp, nên được Vua ưa ái muốn làm gì thời làm, Hồ Quan Nhậm có khoa miệng khéo léo ăn nói cũng như mua chuộc các quan nên được lòng các quan trong triều. Hồ Quan Nhậm quả là một con Cáo Già trên được lòng Vua dưới được lòng quan, lại thông thạo tiếng Chu Môn không bao lâu leo lên tới chức đứng đầu ngành giao thương ngoại giao với nước Chu Môn, có cơ hội diện kiến Vua Chu Môn, được Vua Chu Môn nâng đở tạo điều kiện cho hai nước ngoại giao trôi chảy ngấm ngầm thôn tính An Vương Đại Nam.
Nguồn lợi lớn từ An Vương Đại Nam, là làm ra sản phẩm gì thường là Chu Môn thu mua đến 70 phần trăm sản phẩm An Vương làm ra. Với đà nầy gia đình Hồ Quan Nhậm gặt hái ra tiền phải nói là quá lớn thu gom hàng hóa bán sang nước Chu Môn giàu kết xù nhất nước An Vương. Hồ Quan Nhậm cùng các quan thường tổ chức ca hát toàn là giọng hát hay, gái đẹp mục đích làm say đắm lòng vua cũng như mua vui cho các quan.
Trong tốp ca múa ấy có một cô nổi trội hơn cả thân hình bốc lửa nét mặt khá đẹp tên là Ái Liên. Hồ Quan Nhậm là tay háo sắc đâu thể bỏ qua liền thường kêu gọi cô ta về phòng riêng, các quan tuy có biết những đều làm thinh. Không bao lâu thì cô ta có mang sợ bại lộ trong triều làm ầm lên đến tai Vua thì có chuyện xảy ra không hay bằng nghĩ ra một kế, kêu Nguyễn Gia Trung người phụ công việc cho Hồ Quan Nhậm đến nói rằng: Người theo ta đã lâu nhờ ngươi mà ta mới được như ngày hôm nay, nên ta tìm cho ngươi một cô vợ xinh đẹp để trả ơn.
Nguyễn Gia Trung nghe quan trên nói thế vô cùng mừng rỡ lạy tạ nói rằng: Kẻ hầu nầy suốt đời trung thành với quan lớn.
Thế là Nguyễn Gia Trung không mất tiền cưới vợ chi cả lại được cô vợ xinh đẹp như ý cũng như thăng cấp quan lên hai bậc, từ hầu Quan lên Bộ Quan, thì còn gì tốt đẹp may mắn cho bằng. Mỗi lần Quan Gia Trung được quan lớn Hồ Quan Nhậm điều động đi công tác xa cả tuần mới về Ái Liên thường đến gặp quan lớn không hiểu là gặp để làm gì chỉ có trời biết đất biết. Khi cái bụng được năm sáu tháng Quan Gia Trung không bị điều động công tác xa mà luôn gần gũi vợ chăm sóc vợ.
Không hiểu Ái Liên gấp té thế nào đến nổi phải sanh đẻ non chưa đủ tháng tính từ ngày Ái Liên về làm vợ Gia Trung. Bà mụ đở đẻ cho Ái Liên do quan lớn Hồ Quan Nhậm giới thiệu giúp đở đẻ cho Ái Liên những việc nuôi con bước đầu. Quan Gia Trung không nghi ngờ gì cả đặt tên cho con là Nguyễn Đạt Thành, khi Nguyễn Đạt Thành lên 10 tuổi Gia Trung dẫn con về quê ra mắt bên nội bên ngoại. Chú Bác, Cậu, Dì. Bên Nội, Bên Ngoại thấy Đạt Thành không giống Cha không những khuôn mặt mà lời ăn tiếng nói cũng khác. Ông Bác liền sinh nghi nhưng không dám nói, thường là con ông không giống lông cũng giống cánh đằng nầy khác xa hoàn toàn. Chú , Cậu, Dì, cũng lấy làm lạ. Nhưng đã là cháu thì ai cũng mến thương.
Vua Bất Lực An Vương càng ngày càng sa đọa làm cho đất nước suy yếu giặc trong giặc ngoài tứ phía, các bè phái nổi lên lật đổ đảo chánh Vua Bất Lực. Nội chiến xảy ra nhân tài hai bên chết vô số. Gia đình Hồ Quan Nhậm, trở về Phương Bắc theo Cha là Hồ Cẩn Bình vốn xuất thân là con dân nước Chu Môn. Hồ Quan Nhậm đến từ biệt gia đình vợ chồng Gia Trung lần cuối.
Nói về Gia Trung nhìn thấy con mình càng lớn càng giống một người nhưng không dám nói vì không có bằng cớ. Khi Đạt Thành đến chào Hồ Quan Nhậm. Quan Gia Trung nhìn đến sững sờ vì hai người giống y chang như hai giọt nước. Gia Trung nhìn lại thấy Ái Liên bụm mặt khóc, ánh mắt Hồ Quan Nhậm triều mến nhìn Ái Liên như không muốn lìa xa.
Gia Trung thấy lòng mình như se lại đau đớn tận tim gan. Sự đau đớn ấy sau nầy biến Gia Trung trở thành con người lạnh lùng, không thiết nghĩ về gia đình nữa thường đi đó đây làm thuốc chữa bệnh cho người. Gia Trung chán ghét triều đình chỉ là bầy sâu, lũ mọt hại dân đến kiệt sức, luôn mong mỏi đất nước thay đổi mới.
Đạt Thành càng ngày cáng lớn không những thông minh, chí lớn khác lạ hơn người đầy thủ đoạn, gian xảo, quỷ quyệt, ít ai phát hiện ra được. Chỉ có Gia Trung là người hiểu rõ Đạt Thành Cáo Già đương nhiên sanh ra Cáo con rồi. Nhưng Cáo già là ai chỉ thấy Gia Trung trợn mắt sau đó thời nín thinh. Nghĩ đến cảnh cà cưởng nuôi tu hú nhưng không lấy đó làm buồn coi Đạt Thành như con ruột của mình, đôi khi cũng có chút lạnh nhạt.
Gia Trung Cha Hờ của Đạt Thành nhờ đọc qua nhiều sách thuốc, từ quan chu du đây đó một mặt chữa bệnh cứu dân một mặt tìm hướng đi mới. Từ đó Cha Con ít gặp nhau. Cha theo chí Cha, con theo chí con.
Nói về Đạt Thành trong lòng lúc nào cũng mưu việc lớn đi theo phong trào hướng ngoại hầu tìm kiếm sự giúp đở từ ngoại bang trở về xóa sổ triều đại thối nát. Dân chúng phần lớn oán ghét chế độ phi nhân bất chính, hầu mong thay đổi qua cuộc sống mới. Không may bị bắt ở nước Chu Môn với cái tội bè đảng kết cấu phản động chuyên cướp của nhà quan, kẻ giàu. chia cho người nghèo. Bị quan Tri Phủ Hạ Giang bắt nhốt vào ngục giam chờ ngày tử hình xử tử.
Hồ Quan Nhậm khi trở về đất Bắt nước Chu Môn làm quan trong triều đình nhưng lúc nào cũng theo dõi tin tức của Đạt Thành, thấy Đạt Thành có mưu đồ việc lớn lấy làm mừng nhưng chưa biết cách nào Cha Con nhận ra nhau. hay tin Nguyễn Đạt Thành bị bắt với cái tội kết bè kết đảng với quân phản loạn bọn cướp thời khó mà sống sót vì mang đại tội với triều đình. Hồ Quan Nhậm liền đến gặp Vua Đại Hãn tâu rõ mọi vấn đề về thân thế của Đạt Thành cũng như Đạt Thành có chí lớn làm thay đổi đất phương nam: Nếu bệ hạ muốn sát nhập An Vương Đại Nam về Phương Bắc thành một nước Chu Môn rộng lớn bá chủ hoàn cầu. Thời không để mất đi người nầy.
Vua Đại Hãn nghe rất hữu lý như đã tìm ra được kế sách thôn tính nước An Vương Đại Nam không cần động đến gươm đao giáo mác cũng thành công. Nhưng làm sao cứu Đạt Thành đây. Khi Đạt Thành là người An Vương, không phải là người Chu Môn lại cấu kết với bè đảng phản động ăn cướp giết quan triều đình: Trẫm ra lệnh thời có thể thả Đại Thành, nhưng trọng dụng làm việc lớn thì không thể được. Các quan triều đình sẽ không phục Trẫm. Đạt Thành khó mà được sự ủng hộ của các quan. Đôi khi còn hãm hại nữa là khác.
Thưa Bệ Hạ, Thần có người con tên là Hồ Tôn Quang vốn là anh em cùng cha khác mẹ rất giống Đạt Thành như hai giọt nước rất khó phân biệt người nào là Đại Thành người nào Hồ Tôn Quang. Hồ Tôn Quang đang làm quan tổng binh thị vệ cung nội. Nếu xét cần thì Bệ Hạ dùng Tôn Quang thế mạng cho Đạt Thành mưu sự chiếm lấy An Vương Đại Nam về tay đất Bắc thì sự hi sinh ấy cũng đáng.
Vua Đại Hãn cho là phải càng tin tưởng Hồ Quan Nhậm khen ngợi Hồ Quan Nhậm dám hi sinh con mình cho đại cuộc nước nhà.
Vua Đại Hãn cho mời Hồ Tôn Quang đến giao nhiệm vụ đi cứu Đại Thành. Bằng cách đến đại lao thay đổi y phục cho nhau. Khi Đạt Thành rời khỏi đại lao thì đưa cái lệnh bài nầy giao cho quan cai ngục, quan cai ngục sẽ trình lên Quan Phủ. Quan Phủ sẽ áp giải quan tổng binh thị vệ về kinh, trẫm sẽ cho người thả ra.
Nói về Hồ Tôn Quang đeo mặt nạ là một trung niên đến Phủ Hạ Giang trao mật lệnh triều đình cho Quan Phủ. Quan Phủ xem xong nói: Quan Giám Sát có thể vào đại lao thẩm vấn hỏi cung. Quan cai ngục dẫn Hồ Tôn Quang đến nơi giam Đạt Thành. Hồ Tôn Quang nhìn thấy Đạt Thành lấy làm kinh ngạc: Sao người nầy lại giống mình dữ vậy đúng là trên đời chuyện gì cũng có người giống người như hai giọt nước? Để giữ sự bí mật trong lúc thẩm tra Hồ Tôn Quang nói: Ngươi ra ngoài để bổn quan hỏi cung, quan cai ngục liền đi ra ngoài. Tôn Quang hỏi: Ngươi tên gì ? Đạt Thành nói: Người sắp chết nói tên họ mà chi. Tôn Quang biết tiếng An Nam vì Tôn Quang khi còn nhỏ ở An Nam theo gia đình về đất Bắc hơn mười mấy năm. Tôn Quang không muốn dài dòng nói: Ta đến để cứu ngươi khi ngươi ra khỏi đại lao thì đưa cái nầy cho Quan Phủ. Khi rời khỏi Quan Phủ đi về hướng bắc chừng hơn dặm thì sẽ có người đến đón ngươi đi. Mau thay đồ ra đổi áo cho nhau. Đạt Thành làm theo, Tôn Quang trở thành tội phạm. Đạt Thành trở thành quan Thị Vệ. Đạt Thành nhanh chóng ra khỏi nhà lao rời khỏi quan Phủ đi về hướng bắc được hơn nửa dặm thì có người đến đón đưa đi.
Nói về Quan Thị Vệ triều đình trở thành Quan Giám Sát, giờ lại dưới hình dạng Đạt Thành trở thành tội nhân.
Quan Phủ nhận được chỉ thị của Vua Đại Hãn chính là phong thơ mật mà Tôn Quang vừa ra khỏi Quan Phủ trao cho, với nội dung là đem tội nhân ra xử tử bằng chất độc khi đã nhận được chỉ thị. Tôn Quang giả hiệu vừa thấy quan cai ngục vào tưởng đâu là áp giải mình về kinh không ngờ quan cai ngục đem đồ ăn thức uống vào nói: Ngươi ăn no một bữa cuối cùng. Tôn Quang giả hiệu tưởng đâu ăn xong họ sẽ đưa mình rời khỏi ngục
Nhìn thấy đồ ăn thức uống toàn là thịt nướng, gà quay bụng cũng đã đói cồn cào không ngần ngại gì cả nuốt sạch chẳng còn món chi. Quan cai ngục thấy vậy thầm nghĩ: Làm con Ma no hơn là Ma chết đói.
Tôn Quang ăn xong bữa ăn liền lăn đùng ra chết, trong thức ăn đã bỏ chất kịch độc.
Nói về Đạt Thành được một người đưa đi bằng ngựa hơn một ngày thì tới một cơ ngơi sang trọng khu gia trang Họ Hồ đó là kẻ ăn người trong gia tộc họ Hồ.
Người ấy dẫn Đạt Thành vào ngôi nhà sang trọng vừa bước vào nhà trước mắt Đạt Thành là hình ảnh của mình treo trên tường Đạt Thành vô cùng kinh ngạc nhìn người dẫn mình đến đây hỏi: Sao hình tôi lại có ở đây? Không phải là hình cậu chủ đâu mà là hình anh cậu chủ đấy. Đạt Thành kinh ngạc nói: Tôi có anh từ hồi nào sao tôi không biết. Người ấy bí mật nói rồi Cậu Chủ sẽ biết tất cả.
Cậu Chủ cứ ở đây đóng vai cậu lớn, người đã đến cứu Cậu Chủ trong ngục lao. Người ấy nói xong không khỏi buông tiếng thở dài: Có lẽ người anh cùng cha khác mẹ của Cậu Chủ không còn trên thế gian nữa. Đạt Thành ngơ ngác hỏi: Người ấy đã chết. Người ấy gật đầu không trả lời.
Đạt Thành là người rất thông minh đổi tráo người, Đạt Thành khóc oà: Sao người ấy phải vì tôi mà thế mạng? Câu hỏi nầy để Ông Chủ sẽ trả lời cho Cậu Chủ rõ.
Người nhà ở đây không ai dám làm quấy Cậu Cả. Cậu Cả Tôn Quang đang là Quan Giám Sát thị vệ trong triều. Cậu Chủ ở lại đây tắm rửa nghỉ ngơi sẽ có người phục vụ cho Cậu Chủ. Cậu Chủ coi như là nhà của mình. Đạt Thành là người thông minh đã hiểu ra một phần những ẩn khúc trong câu chuyện nầy. Đạt Thành nhớ lại mình rất giống một người, người ấy chính là Hồ Quan Nhậm, khi còn nhỏ Mẹ thường dẫn mình đến gặp Hồ Quan Nhậm. Quan Nhậm yêu thương mình lắm hay là Đạt Thành không dám nghĩ nữa.
Đạt Thành ở trong phòng được ba ngày thì có một người đến thăm, Thành vừa thấy người đó thì không khỏi sững sờ Hồ Quan Nhậm, Đạt Thành bước đến quỳ lạy nói: Con là Đạt Thành.
Quan Nhậm đở Đạt Thành dậy Nói: Mười mấy năm xa cách con đã trưởng thành rất nhiều. Mẹ con có đưa cho con vật gì không Đạt Thành lấy ra một vật mà Thành thường đeo trong mình, đó là sợi dây chuyền mặt ngọc, Quan Nhậm cũng lấy ra một giây chuyền giống hệt như vậy, đưa cho Đạt Thành coi. Đạt Thành như hiểu ra tất cả chờ một sự giải thích. Quan Nhậm ngồi xuống như nhớ lại tất cả những gì xảy ra gần hai mươi năm về trước.
Quan Nhậm kể lại tất cả đầu đuôi: Khi con chào đời Cha đưa sợi dây chuyền nầy cho bà mụ đở đẻ trao cho Mẹ con để sau nầy Cha con gặp lại nhau. Con Họ Hồ không phải Họ Nguyễn đâu. Anh con cùng Cha khác Mẹ thế mạng cho con. Con vẫn giữ nguyên họ Nguyễn khi nào con làm vua nước An Nam thì sẽ chuyển sang Họ Hồ.
Cha sẽ dẫn con đến gặp Vua Đại Hãn con hãy trình bày những mưu toan của con sự thành bại trong lần gặp gở nầy con phải hết sức thận trọng và vô cùng khôn khéo, vì gốc gác của con là người phương bắc không phải người phương nam, con phải đem giang san phương nam nhập về phương bắc sự thành công của con là ở chỗ nầy.
Sau lần gặp gở Cha Con gặp nhau Đạt Thành trưởng thành nhanh chóng lộ rõ những tham vọng to lớn mà xưa nay Đạt Thành không bao giờ dám nghĩ tới để chuẩn bị cho lần gặp gở sắp đến diện kiến Vua Đại Hãn. Đạt Thành vô cùng tự tin.
Trên đường vào cung người ta nhìn thấy hai Cha, Con Đạt Thành đi thẳng vào chánh diện, thì ra hôm nay là ngày Đạt Thành diện kiến Vua Đại Hãn. Mới bước vào chánh điện. Cha, Con Đạt Thành đã nhìn thấy Vua Đại Hãn ngồi chờ đấy rồi. Hai Cha con Đạt Thành bước đến quỳ lạy tung hô vạn tuế, Vua Đại Hãn phất tay cho phép đứng dậy và chỉ hai cái ghế mời ngồi.
Vua Đại Hãn vào đề ngay nhìn Đạt Thành hỏi: Làm sao chiếm được nước An Nam ? Mà không gây binh biến ?
Đạt Thành trả lời ngay không cần suy nghĩ: Muôn tâu Bệ Hạ, Chỉ cần một người có nguồn gốc Nước Chu Môn sanh ra ở An Vương có sức ảnh hưởng lớn với dân chúng được nhiều thành phần mến mộ đi theo nổi lên cướp lấy chính quyền trở thành lãnh tụ. Người ấy lại hết lòng trung thành với Bệ Hạ. cũng như vì đất nước Chu Môn nầy làm tất cả bất chấp thủ đoạn dù cho hi sinh hàng triệu người miễn là sát nhập nước An Vương về Chu Môn thành một nước Chu Môn hùng cường đứng đầu thế giới chỉ cần một người như thế là đủ.
Vua Đại Hãn nghe câu trả lời của Đạt Thành thì không khỏi giật mình không nói là đáng sợ. Vua Đại Hãn lấy làm vừa lòng: Khen quả là nhân tài hiếm thấy. Vua Đại Hãn lại hỏi: Nếu Trẫm đã tìm ra một người như thế. Thời người đó cần những gì ? lèo con thuyền thế nào đi đến đích ?
Đạt Thành trả lời không cần suy nghĩ: Muôn tâu Bệ Hạ, Chỉ cần Bệ Hạ lập lên một người về sau trở thành Vua Nước An Vương, Bệ Hạ giúp đỡ về mọi mặt. Quân Sự, Chính Trị, Văn Hóa, Tài Chính, Binh Khí mạnh hơn tất các tổ chức Đảng Phái, Bè Phái trong nước An Vương. Để người ấy khi trở về nước lựa chọn những người trung thành dấy lên phong trào hoạt động dưới hình thức yêu nước. Đánh thẳng vào tâm lý Dân An Vương vốn yêu Cội, yêu Nguồn, tạm thì dựng Ông Quốc Tổ dậy làm nền tảng cho dân chúng đi theo lôi kéo Dân gia nhập tổ chức, gia nhập chính thể lâm thời, sau đó tìm cách trừ khử các thủ lĩnh Đảng Phái, Bè Phái thay thế người của mình, đi vào thống nhất một mối. Lèo lái con thuyền cách mạng lâm thời ngay từ đầu theo hai vế. Đầu thì Bắc. Giữa và đuôi ở Nam.
Có nghĩa là những người đi theo con cờ Bệ Hạ lập ra được Bệ Hạ chỉ thị lựa chọn tuyệt đối trung thành với Chu Môn. Còn những người đi theo phong trào nhờ vào công lao của họ thì phong địa vị quân hàm để họ bảo vệ đường lối chính sách, tận tụy phục vụ cho đất nước không hề hay biết là làm theo chỉ thị của Bệ Hạ. Sự hoạt động nầy gọi là giữa và đuôi ở Nam. Phải tuyệt đối bí mật, nếu bại lộ thì những nhân sĩ yêu nước An Vương sẽ nổi lên chống đối lại ngay. Khi nào cướp chính quyền thành công. Thì việc sát nhập An Vương về phương bắc theo một lộ trình được sắp xếp chu đáo.
Vua Đại Hãn nghe Đạt Thành giải trình kế sách một cách chu toàn thứ tự lang lớp. Mọi hoạt động Lãnh Đạo của tổ chức Đạt Thành đều nằm trong tầm tay của mình thì vừa ý gật đầu lia lịa. Bằng nói: Trẫm sẽ theo kế sách của Đạt Thành khanh. Phong cho Đạt Thành làm Vua An Vương khi giành được chính quyền mới chính thức công bố.
Đạt Thành liền thay tên nhưng vẫn giữ nguyên Họ Nguyễn vì họ Nguyễn vốn làm Vua nhiều đời của nước An Vương dân chúng rất sùng kính giữ nguyên Họ Nguyễn chính là nền tảng đi đến thành công. Làm thay đổi vận mệnh nước An Vương. Đạt Thành lấy tên Vì Nước hoạt động khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước lôi kéo sự giúp đỡ. Đạt Thành chinh phục được một số người đào tạo dìu dắt bài bản rồi cho về Nước An Vương hoạt động, mở đường cho Đạt Thành trở về thành lập Bộ Máy Trung Ương Lãnh Đạo cách mạng.
Nói về sự ăn chơi xa xỉ của Vua Ái Dục xây lầu đài khắp nơi, hưởng lạc ngân sách nhà nước vì thế luôn thâm hụt. Càng thâm hụt càng lệ thuộc nước ngoài, càng tăng thuế bóc lột sức lao động vô tội vạ, trấn áp bạo tàn của Vương Quan làm cho dân chúng than oán khắp nơi, hận thù khắp chốn ngày đêm thắp hương cầu nguyện cho triều đại Vua Ái Dục nổi tiếng là Vua Bất Lực rồi đời. Cũng như khát khao một vị Minh Quân mới thương Dân yêu nước. Thế là đi vào thời đại đen tối tạo ra nhiều tổ chức chống đối lại triều đình, thế cuộc vô cùng hổn độn. Tuy có nhiều Đảng Phái, Bè Phái nổi lên nhưng không đoàn kết thống nhất được vì không Đảng Phái, Bè Phái nào chịu tùng phục Đảng Phái, Bè Phái nào, càng thêm hổn loạn đất nước. Chỉ có tổ chức của Đạt Thành là đi vào hiệu quả nhân tài, trí thức cũng như người dân hướng về rất đông. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đạt Thành hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác nhanh chóng lớn mạnh toàn diện. Nhân sự, Chính Trị, Văn Hóa, Tài Chánh, Binh Khí nhất là được sự hậu thuẫn bí mật của Chu Môn. Cách mạng lâm thời vì dân vì nước, không những lôi kéo được Vương, Quan trong triều đình, nhân sĩ trí thức đi theo mà còn được sự ủng hộ phần lớn nhân Dân đưa cuộc cách mạng đi đến mau chóng thành công.
* * *
Hết Phần 1 xem tiếp Phần 2
———————————————————–
PHẦN 2
Nói về Đạt Thành là tay binh pháp siêu đẳng luôn có những kế sách không ai có thể lường được. Hành động một đường, nói một nẻo. Miệng hô hào chống triều đình nhưng thật ra móc nối với triều đình. Mượn tay triều đình tiêu diệt các Đảng Phái, Bè Phái không cùng chung lý tưởng, vì mỗi Đảng Phái, Bè Phái đều có lập trường kiên định riêng của Bè Phái, Đảng Phái của mình. Vì vậy Đạt Thành đã cho người cấy vào những Đảng Phái, Bè Phải. Toàn là những Nhân tài biết cách lấy lòng các Đảng Phái, Bè Phái khác. Như giúp đỡ các Bè Phái, Đảng Phái lớn mạnh. Vì thế luôn được lòng tin các Đảng Phái, Bè Phái khác. Những thủ lĩnh Bè Phái, Đảng Phái nào có mộng làm Vua hoặc có lời lẽ không tôn phục Đạt Thành đều bị Đạt Thành mượn dao giết người. Bằng cách chỉ điểm cho quân triều đình sát hại. Làm ra vẻ thương tiếc căm hận triều đình hứa là sẽ trả thù cũng như thay thế người của mình cầm đầu Đảng Phái, Bè Phái ấy. Không bao lâu thì các thủ lĩnh Đảng Phái, Bè Phái lần lượt bị tiêu diệt sạch thay vào đó là những thủ lĩnh của Đạt Thành. Coi như Đạt Thành gồm thâu các Đảng Phái, Bè Phái về một mối dưới sự lãnh đạo của Đạt Thành.
Người luôn giữ vị trí lãnh đạo toàn diện không ai khác hơn chính là Đạt Thành. Những nhân vật có công hay nói một cách khác những người đã được lựa chọn vào chóp bu cấp cao phe cánh của Đạt Thành phải qua Vua Đại Hãn xem xét, phê chuẩn được hay không một cách bí mật.
Như vậy những chóp bu lãnh đạo cấp cao theo phe phái Đạt Thành. Là do Thiên Triều Chu Môn lập lên. Không phải là do Đạt Thành lập lên, cũng không phải phấn đấu lập công mà leo lên đó được. Dù cho tín nhiệm trong phe nhóm bầu lên. Nhưng phải qua Vua Đại Hãn xem xét, chọn lựa, chấp nhận mới trở thành cấp cao lãnh đạo Chóp Bu. Như vậy Đạt Thành không phải là người quyền lực tối cao thành lập bè Đảng cấp cao. Mà phải qua sự lựa chọn của Đại Hãn trá hình qua Đạt Thành.
Nói về Vua Ái Dục suốt ngày hoan lạc vào tửu sắc dẫn đến lâm bệnh qua đời người con thứ nắm lấy binh quyền lên thay thế Vua Ái Dục lấy hiệu là Vua Sa Lạc Tính tình giống Cha chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Dân chúng An Vương chán ngán tận xương. Các quan chia bè rẽ phái tranh giành quyền lực, triều đình vì thế triều đình càng thêm suy yếu.
Thời cơ đã đến Đạt Thành mở cuộc họp quy mộ lớn một nơi bí mật, thành lập mặt trận giải phóng cướp lấy chính quyền với khẩu hiệu về tay Nhân Dân.
Cuộc tấn công nổi dạy của quân cách mạng lâm thời mạnh như nước thủy triều chiếm lấy miền Bắc. Làm bàn đạp tiến đánh miền nam cướp lấy chính quyền thống nhất đất nước. Đất nước nước An Vương sang trang sử mới. Trang sử còn bi đát hơn thời triều đại Vua Sa Lạc. Với chính sách quản lý chặt chẻ theo Thể Chế Độc Tài, Toàn Trị chặt đến nổi người dân không còn gì cả trở thành trắng tay, thậm chí cái gì cũng của nhà nước.
Đạt Thành trở Thành Vua của An Vương. Xưng là Hồ Hoàn Nguyên, không phải là Nguyễn Đạt Thành. Sự thay tên đổi họ trước sự ngỡ ngàng Dân An Vương. Không lẽ làm Vua rồi thay tên đổi họ hay sao.
Vua Hồ Hoàn Nguyên sát nhập An Vương lần về với chu Môn theo lộ trình tằm ăn dâu mất lần đất đai cũng như đồng hóa lần Dân Tộc An Vương theo Văn Hóa Chu Môn lệ thuộc lần Phương Bắc.
Trong nội chính Trung Ương có một người nuôi mộng Bá Vương không kém gì Vua Hồ Hoàn Nguyên. Hiểu rõ Hồ Hoàn Nguyên không phải Họ Nguyễn mà là Họ Hồ, với mộng Bá Vương quyết leo lên tới hàng Thống Soái có cơ hội là đầu độc Vua Hồ Hoàn Nguyên. Hồ Hoàn Nguyên tránh sao khỏi vì kẻ muốn hại mình đã ở sát bên lưng. Hồ Hoàn Nguyên hít phải một loại chất độc vô hình từ từ tê liệt nằm một chỗ, biết người hại mình những nói không được vì không đủ bằng chứng. Hồ Hoàn Nguyên biết rõ sau khi chết thế nào nhân vật hại mình cũng mời thế giới đến làm rõ mình không phải Họ Nguyễn. Thì quyền lực tối cao thuộc về người ấy. Liền viết di chúc sau khi chết đem thiêu xác phi tan không cho ai biết mình không phải Họ Nguyễn. Thì địa vị danh dự của mình mãi mãi tồn tại theo thời gian con cháu Họ Nguyễn mãi tôn thờ. Nào hay đâu nhân vật hại mình không làm theo di chúc đem ướp xác chờ cơ hội là cho khám nghiệm ADN lật tẩy Hồ Hoàn Nguyên, không phải là Họ Nguyễn mà là Họ Hồ. Hồ Hoàn nguyên một đời làm ác nên khó mà hưởng được quả lành.
Người đầu độc Hồ Hoàn Nguyên không theo chiều hướng Hồ Hoàn Nguyên, mà theo chiều hướng phương Tây làm cho Vua Đại Hãn nổi giận vì đã hại con cờ đầy công phu tốn kém của Đại Hãn. Ở đời người ta thường nói” trong cái khôn luôn ẩn chứa cái dại”, vị thống soái nầy quên đi một điều những cấp cao đương thời là do Vua Chu Môn Đại Hãn lựa chọn mới lên hàng chóp bu như được. Những hàng cấp cao đều là tai mắt Đại Hãn có thể nói là ở khắp mọi nơi. Vị Thống soái không đi theo chí hướng của Hồ Hoàn Nguyên thân với thiên triều Chu Mông Đại Hãn. Đi theo chiều hướng Phương Tây, tưởng đâu Phương Tây che chở nào hay đâu Phương Tây bán đứng cho Vua Đại Hãn. Trao đổi thế đứng chính trị có lợi cho hai bên. thế là vị Thống Soái đi đời.
Vua Đại Hãn Chu Môn chỉ thị cho Trung Ương lập Hồ Kế Vị lên thế thay tiếp nối di chí Hồ Hoàn Nguyên.
Hồ Kế Vị ngu si làm gì cũng không được kín đáo. Để lộ nhiều dấu hiệu hại Dân, bán Nước dâng nước An Vương cho Thiên Triều Chu Môn. Đến lúc nầy Dân Chúng, cũng như các tầng lớp trí thức mới vỡ lẽ nhận thức được sự nguy cơ mất nước về tay Chu Môn Phương Bắc, lấy làm kinh hãi sự nô lệ cũng như cái chết sắp cận kề.
Việc sát nhập nước An Vương vào Chu Môn đang ở vào giai đoạn cuối. Nước An Vương sẽ không còn nữa xóa sổ vĩnh viễn từ đây.
Ở vào giai đoạn nầy trong cấp cao lãnh đạo chóp bu cũng thấy rõ sự mất nước chỉ là thời gian, nhưng làm chi được Lương Tâm luôn cắn rứt, những người còn lòng trung hiếu đối với non sông, đất nước. Ráng nhịn chờ đợi thời cơ phản lại Thiên Triều Chu Môn cứu đất nước, có người ra mặt phản đối những chủ trương bất lợi cho Dân, cho Nước liền liền bị thiên triều Chu Môn ám hại trù dập thảm thê thảm. Nhiều quan chức cấp cao đành phải bỏ mạng ra đi. Cái chết vì Dân, vì Nước như vậy nhưng mấy ai hiểu lòng trung hiếu của mình đối với non sông, đất nước. Vì đã nhúng chàm theo Hồ Hoàn Nguyên đành mang nỗi hàm oan hại Dân, bán Nước mang theo xuống mồ.
Nói đến lòng yêu nước nào phải vài người có thể nói hàng triệu triệu đâu phân biệt thành phần giai cấp. Miễn là có lòng Trung Hiếu đối với non sông, đất nước. Những người yêu nước nhìn thấy những tấm gương yêu nước trước bị hại liền rút ra kinh nghiệm khôn ngoan hơn những người đã bị hại, trong số những người muốn cứu đất nước ấy phần đông là dòng tộc con cháu Nhà Nguyễn muốn lấy lại những gì Ông Cha để lại nên luôn tạo niềm tin lấy lòng Hồ Kế Vị, Hồ Kế Vị vốn không được thông minh làm gì nhận ra thâm ý con cháu Nhà Nguyễn tin cậy nâng đỡ con cháu Nhà Nguyễn có người leo lên địa vị tối cao. Coi như con cháu Nhà Nguyễn nắm được phân nửa thống trị giang san lấy lại những gì của Nhà Nguyễn trước đây.
Ở vào thời kỳ Hồ Hoàn Nguyên nơi Huyện Trung Du. Có vị kỳ nhân ra đời, chuyện gì cũng biết nhất là tinh thông Văn Hóa truyền thống dựng nước, giữ nước anh linh Dân Tộc trải qua hàng nghìn năm Văn Hiến, hiểu rõ chuyện quá khứ vị lai làm rõ người có công khai sanh ra nước An Vương Trở thành Quốc Bảo Văn Hóa cứu nước, vị Kỳ Nhân không hề đá động gì đến chính trị, cũng không gia nhập theo bè đảng nào cả. Đã gọi là Kỳ Nhân thì trên hiểu rõ Huyền Cơ. Dưới tường thế cuộc, Cơ Trời chuyển đến đâu, thì vị kỳ nhân đều hiểu rõ đến đó. Vị Kỳ Nhân thấy rõ Nhà Hồ mất lần quyền lực vào tay con cháu Nhà Nguyễn chính là thời cơ truyền bá Quốc Bảo Văn Kinh để cho con cháu Nhà Nguyễn đổi mới Thể Chế, phục hưng đất nước thoát khỏi hiểm họa mất nước.
Một hôm có người Trí Thức yêu nước tên là Chung Thông đến than thở với vị Kỳ Nhân rằng: Non sông đất nước sắp mất rồi, đau đớn thay cho Nước An Vương ta mấy nghìn năm tồn tại giờ sắp ra đi vĩnh viễn Dân Tộc con cháu An Vương thật là có lỗi với Tiền Nhân Ông Cha. Người ấy vừa nói, vừa khóc. Vị Kỳ Nhân nói: Ngài xứng đáng là con cháu Nước An Vương. Nhưng không sao đâu Nước An Vương sẽ được cứu thoát còn đánh bại nước Chu Môn nữa là khác. Những người đó không ai khác hơn là con cháu Nhà Nguyễn nếu có trong tay Văn Hóa Cha Ông trong tay.
Người Trí Thức yêu nước tên là Chung Thông nghe vị Kỳ Nhân nói thế như không tin ở lỗ tai mình bằng hỏi lại: An Vương được cứu thoát sao ? Kỳ Nhân gật đầu nói: Phải, không hề sai.
Người yêu nước có tên Chung Thông nói: Kỳ Nhân có thể dẫn chứng cụ thể được không. Kỳ Nhân mỉm cười nói: Dẫn chứng gì nữa trước mắt tôi là người cháy bổng lòng yêu nước, sẵn sàng chết cho non sông, đất nước hiện tại đất nước An Vương phần đông giống như Ngài Chung Thông đây. Nếu Ngài đủ can đảm cống hiến đời mình cho non sông, đất nước ra sức truyền bá Văn Hóa Cha Ông đến với con cháu Nhà Nguyễn đang nắm giữ một nửa quyền lực đất nước, thì coi như thoát khỏi hiểm họa mất nước.
Vị Kỳ Nhân nói: Ngài có nghe câu nói Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên chưa? Người trí thức yêu nước Chung Thông gật đầu nói: Có nghe. Nhưng thưa Kỳ Nhân hiện tại đất nước lâm nguy khó mà cứu vãn, vì mưu mô của Chu Môn khá chặt chẽ phải nói là sắp thành công cướp lấy giang san An Vương dù cho có Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa xuất hiện cũng chẳng làm chi được phải nói là bó tay mà thôi. Vị Kỳ Nhân nói: Theo tôi thời lại khác Chu Môn Phương Bắc thất bại trong cuộc âm mưu nầy, là do cơ Trời. Nhà Hồ cướp ngôi Nhà Nguyễn, ở vào giai đoạn Mạt Pháp. Đến Thời Thượng Ngơn Thánh Đức con cháu Nhà Nguyễn lấy lại đó là ý trời.
Ở vào thời mạt pháp càng ác càng gian xảo thời càng nên việc lớn. Ví như kẻ trộm cướp chỉ có lợi về Ban Đêm, không có lợi về Ban Ngày. Thời Ban Ngày chính là thời Thượng Ngơn Thánh Đức ra đời nhiều ánh sáng sẽ xuất hiện. Như ánh sáng truyền thông, ánh sáng công nghệ thông tin, ánh sáng Internet, những Âm Mưu đen tối sẽ bị vạch trần. Nên mưu đồ cướp khó mà thực hiện.
Nhờ ánh sáng Truyền Thông, ánh sáng Công Nghệ Thông Tin, ánh sáng Internet, Dân An Vương đều thấy rõ sự nham hiểm Chu Môn Đại Hãn, vì sự sống còn lòng dân sẽ đi đến thống nhất ý chí đoàn kết một lòng tự cứu mình cũng chính là cứu Dân Tộc non sông, đất nước. Lại nữa con cháu Nhà Nguyễn hiểu rõ nếu tiếp tục cúi đầu lệ thuộc thiên triều Chu Môn sẽ đi đến cạn kiệt lòng dân, mất dân là mất tất cả, không còn ai hưởng ứng cũng như bảo vệ Thể Chế phi nhân đó nữa.
Cũng do sự nhận thức giữa cái lợi và cái hại trong cấp cao chóp bu lãnh đạo Nhà Nước muốn làm thay đổi cuộc diện vì nắm bắt được Văn Hóa Truyền Thống Anh Linh dựng nước giữ nước đã xuất hiện, đây là cơ hội cho con cháu Nhà Nguyễn làm thay đổi cuộc diện xã hội dấy lên phong chống xâm lăng đi vào thời đại mới.
Những năm trước đây những nhân sĩ mưu đồ cứu nước đều thất bại vì còn nằm trong chu kỳ Mạt Pháp, lại chưa có Ánh Sáng Văn Hóa Truyền Thông Anh Linh dựng nước giữ nước xuất hiện soi đường, chỉ là những bước đi của sự dò dẫm trong tối tăm, hi sinh công sức thì nhiều nhưng thành công chẳng là mấy.
Nhưng cuộc thế hiện giờ đã khác giai đoạn mạt pháp kết thúc nhường cho Cơ Thánh Đức ra đời. Mưu Sự cứu nước thuận theo Thiên Ý của Trời, có nghĩa trên thuận Ý Trời, dưới hợp lòng Dân làm một thành mười bỏ công sức ít nhưng thành quả rất lớn, đi đến thành công mĩ mãn.
Cơ Thượng Ngơn Thánh Đức ra đời Ánh Sáng Công Nghệ Thông Tin, Ánh Sáng Internet sẽ chuyển tải Văn Hóa Truyền Thống anh linh dựng nước giữ nước của Ông Cha lan tỏa nhanh chóng ra khắp đất nước, cũng như toàn cầu đánh thức lòng tự tôn Dân Tộc, sẽ nổ ra đúng lúc, đúng cơ, đúng thời. Làm thay đổi cuộc diện tình hình thoát khỏi nguy cơ mất nước.
Nước Chu Môn bị ánh sáng Công Nghệ Thông Tin, ánh Sáng Internet làm lộ rõ bộ mặt thâm hiểm, xảo trá thôn tính nuốt trọn Nước An Vương. Phần lớn Quan Chức nhà nước sẽ tự phản lại Thiên Triều Chu Môn gìn giữ độc lập Dân Tộc khi có Văn Hóa Truyền Thống trong tay. Vì phản lại thiên triều Chu Môn tự trong nội thể chóp bu chuyển hóa chuyển biến loại trừ dần Thể Chế cũ, chuyển sang Thể Chế mới. Theo trào lưu Văn Minh thế giới đi vào Đa Nguyên, Nhân Quyền, Dân Chủ, thay thế cho Thể Chế Độc Tài, Độc Trị do Bắc Phương Thiên Triều Chu Môn lập nên.
Sự làm thay đổi đất nước theo cơ Thánh Đức không giống như thời mạt pháp thắng là Vua, thua là Giặc. Mà tự trong cấp cao chóp bu Nhà Nước với sự khôn khéo chuyển đổi đất nước một cách tài tình chuyển sang trang sử mới, thoát khỏi sự kìm hãm thế lực bành trướng Chu Môn.
Ngài Chung Thông nghe vị Kỳ Nhân giải bày thế cuộc thời vận một cách khoa học như vậy liền thông suốt thấy rõ đường đi nước bước mà xưa nay không bao giờ nhìn ra. Muốn cứu nước phải có con đường thì thiên hạ theo đó để mà đi. Nhất là con đường rộng lớn con đường Truyền Thống Dựng Nước, Giữ Nước Anh Linh Dân Tộc, đánh bại Mưu Sự Nghịch Thiên chính là mưu mô Chu Môn thôn tính An Vương nhằm vào cơ Thánh Đức ra đời dẫn đến thất bại đơn giản vậy thôi. Đúng với câu dù Cho Chu Môn mưu mô tài giỏi cách mấy. Ông Thời đi khỏi Ông Giỏi cũng chẳng làm được gì. Việc khó trăm bề nhưng thuận lòng Trời dưới hợp lòng Dân, một tốt cũng đi đến thành công.
Ngài Chung Thông xin ở lại nghiên cứu Kinh, Thơ, Văn, Sử, Triết, Truyện. Đọc tới đâu thì thông suốt tới đó vô cùng mừng rỡ thốt lên: An Nam Ta được cứu rồi thành công trăm phần trăm.
Kỳ Nhân nói: Truyền Thống Anh Linh Dựng Nước, Giữ Nước không của riêng ai là của toàn Dân Tộc. Ai cũng có quyền làm chủ truyền bá rộng rãi làm nên vinh hiển cho chính mình, gia đình mình, họ tộc mình.
Ngài Chung Thông cũng đã nhận thức được thấy rõ cơ Trời liền truyền bá Văn Hóa Truyền Thống Anh Linh dựng nước giữ nước. Một ngọn đuốc thắp lên trăm nghìn ngọn đuốc mồi ra lan tỏa nhanh chóng xoay chuyển cuộc thế. Sự mầu nhiệm của Văn Hóa không sao lường được khai sáng Dân Trí, chấn hưng Dân Khí mỗi người Dân đều trở thành dũng sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Lấy Nhân Nghĩa làm đầu thế thay cho cường bạo. Loại bỏ những gì có hại cho đất nước. Phát huy nội lực những thế mạnh mà trời đã ban cho đất nước An Vương. Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa hợp nhất. Lãnh đạo chóp bu Nhà Nước dân chúng một lòng, không còn khiếp sợ Đại Hãn Chu Môn.
Nói về Vua Đại Hãn Chu Môn tự cao tự đại cho rằng: Nước An Vương đã ở trong tầm tay. Chỉ cần ra lệnh là Nước An Vương không còn tồn tại trên đời với sức tiềm lực kinh tế dồi dào, binh hùng tướng mạnh, gươm đạo giáo mác khí cụ vũ khí hiện đại. Cộng thêm kế sách chu toàn thì không ai làm gì được mình. Không ngờ trên đời nầy còn có thứ vũ khí lợi hại hơn nữa đó là thứ vũ khí Văn Hóa mầu nhiệm, Mầu Nhiệm đến khủng khiếp xoay chuyển tất cả chuyển không thành có lật ngược tình thế sang trang sử mới không có thế lực hùng mạnh nào chống trả lại được. Kế hoạch nuốt trọn Nước An Vương coi như thất bại trở thành công dã tràng của lũ bầy thiên triều Chu Môn bạo Chúa, có lẽ vì quá tức một nước lớn mà thua kế một nước nhỏ tức hộc máu không bao lâu thời qua đời, thi nhau sa đọa xuống Địa Phủ.
Nước An Vương từ đó vang danh khắp năm châu bốn biển Văn Minh về Đa Nguyên, Nhân Quyền, Dân Chủ, Tự Do, Công Bằng, Bình Đẳng không thua kém một nước nào.
* * *
Câu Chuyện sự lợi hại của Văn Hóa đến đây là hết
Long Hoa Lược Truyện, Văn Hóa Cội Nguồn
————————————————
HẾT QUYỂN 1
XEM TIẾP QUYỂN 2
CAO ĐỨC THẮNG
VĂN HOÁ CỘI NGUỒN