CÂU CHUYỆN TÓM TẮT – HỒI KÝ 19 – LONG HOA LƯỢC THUẬT

CÂU CHUYỆN TÓM TẮT
HỒI KÝ 19
LONG HOA LƯỢC THUẬT

– Nói về Ông Đinh Hùng Chung, Ông Nguyễn Đức Thông phải chịu 3 năm án tù đày vô cùng oan ức. Phải chi làm trái pháp luật ở tù đã đành, làm trái Lương Tâm hại người bất nhân bất nghĩa ở tù cũng đáng.
– Nhưng ở đây Ông Chung, Ông Thông sống có Đạo Đức sống theo Lương Tâm, sống đúng chủ trương, không sai Pháp Luật. Sống có trách nhiệm làm tròn bổn phận người con quê hương tham gia Bộ Đội bảo vệ đất nước. Sống biết Cội biết Nguồn, Sống có nhân có nghĩa, có trung có hiếu.
– Thế mà cho là có tội lập kế bắt bỏ tù, đày hết chỗ nầy đến chỗ kia. Hành Hạ xác thân trăm đắng nghìn cay nói sao cho hết. Làm quan mà ác nhân ác đức như thế, người ta không có tội làm cho có tội. Không gọi chúng là bọn biến thái cửa quyền thời gọi là gì, không còn Lương Tâm. Thân người nhưng lòng Thú.
– Bọn biến thái cửa quyền. Tao là Pháp Luật, Luật Pháp là Tao. Muốn bỏ tù ai thờ bỏ, lập kế ra mưu đóng tuồng ghép tội rồi tống vào tù. Làm cho người ta tan nhà nát cửa, khốn khổ vì thiếu ăn, lại hàm oan vào tù, khổ ôi là khổ. Cội Nguồn cũng là Cội Nguồn của họ, Ông Quốc Tổ cũng là Ông Quốc Tổ của họ. Ông Quốc Tổ có tội gì mà họ lại ghét cay ghét đắng như vậy. Hể người nào tôn thờ liền bị trù dập, mời lên mời xuống hành hạ đủ điều. Độc ác hơn nữa là đóng tuồng mưu hại, đưa người Ta vào tù. Những người con Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Những người con biết Tổ biết Tông.
– Ở đời thường là vật gì bỏ vào lửa, thường là tan chảy, hoặc trở thành tro. Bọn biến thái cửa quyền đưa Ông Đinh Hùng Chung, đưa Ông Nguyễn Đức Thông vào lò lửa hầu thiêu ý chí ra tro không còn ý chí tôn thờ Cội Nguồn, tan chảy ra nước, trung, hiếu, nhân, nghĩa không còn, chỉ là trí thức sợ hãi dại khờ khiếp nhược mà thôi.
– Nhưng bọn biến thái cửa quyền chúng đã lầm. Lòng Trung Hiếu Nhân Nghĩa Ông Đinh Hùng Chung, Ông Nguyễn Đức Thông, đối với Cội Nguồn Ông Cha đã chuyển hóa đạt đến kim cương, không có gì tàn phá hay lay chuyển nổi. Dù bị ghép tội bỏ tù đưa vào lò thiêu đốt ba năm, Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng tôi càng luyện càng cao.
– Bọn biến thái cửa quyền nghĩ rằng đã cho vào lò bát quái Kim Sơn thời dù cho ý chí tôn thờ Cội Nguồn đến đâu cũng tan chảy thành nước, lòng Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa tôn thờ Cội Nguồn tới đâu cũng không còn thiêu đốt thành tro. Thay vào đó là lòng sợ hãi. Cũng như mang danh ô nhục ở tù, nếu còn sống trở về thời cũng chỉ là tên tù phạm. Nào hay đâu ý chí thờ Cội Nguồn không tan chảy mà chuyển hóa thành ngọn núi hương thơm.
– Ở tù vì Ông Cha, là ở tù thơm ngát lòng hiếu trung nhân nghĩa.
– Ở tù vì bổn phận làm cháu con, là ở tù tỏa sáng nhân đức con người.
– Ở tù vì nước, ở tù vì non, là ở tù vinh quang vì đại nghĩa.
– Ở tù vì một Việt Nam không lệ thuộc ngoại Bang. Giữ gìn truyền thống anh linh dựng nước giữ nước. Là ở tù tạo lên tiếng chuông thức tỉnh. Ở tù không phải vì tội lỗi, là ở tù tao thành ngọn núi vinh quang. Như những sấm câu.
Núi Quý Hương Thơm Lạ
Ngọc Trong Tù Hiện Ra
Ai hỏi thời Sấm đáp
Minh Đạo lại sinh ra
Ông Đinh Hùng Chung, Ông Nguyễn Đức Thông mãn tù trở về, không mang nổi nhục ở tù, mà tỏa sáng ánh vinh quang. Với tấm lòng Hiếu Trung Chuyên Nhất không bỏ Cội Nguồn mà theo Cội Nguồn mạnh hơn trước. Dân chúng lấy làm kinh ngạc, càng kính trọng cho ý chí nghị lực phi thường của Ông Đinh Hùng Chung và Nguyễn Đức Thông. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ Cội Nguồn, coi Cội Nguồn như mạng sống của mình.
– Người dân chỉ cần nhìn thấy Ông Chung, Ông Thông là người ta nghĩ ngay Đến Vua Hùng, nhớ đến con Rồng cháu Tiên. Ông Nguyễn Đức Thông, Ông Đinh Hùng Chung như hai ngọn đuốc soi, đi đến đâu là soi sáng đến đó.
– Hai Ông ra tù trở về nhà với cái nghèo xơ xác, xác xơ, vừa kiếm cơm, vừa tu học Văn Hóa Cội Nguồn. Ông Thông liền nhớ đến người bạn còn đi học. Người ấy là Ông Lê Văn An ở Nha Trang. Quê Ông Lê Văn An ở Phổ Nhơn, Đức Phổ sau vào Nha Trang để ở.
– Vì sự đói nghèo Ông Nguyễn Đức Thông vào Nha Trang, trước là thăm người Bạn, sau là nhờ Bạn giúp đở, qua cơn chật vật, không nói là vô cùng khó khăn. Thầy Thông kể chuyện ở tù, kể chuyện Thầy Tổ, Cho Thầy Lê Văn An nghe. Lê Văn An càng nghe càng kinh ngạc không khác gì chuyện huyền thoại.
– Thầy Thông nói: Thầy Tổ chỉ là người nông dân bình thường như bao nhiêu người khác. Không ra vẻ Ông Thầy. Lối sống hết sức giản dị. Nhưng lời nói thời có uy lực khác người. Không nói là kỳ lạ. Người nào nghe Thầy Tổ giảng đạo tâm trí liền khai mở. Đi đến ngộ Đạo ngay. Nên người ta theo Thầy Tổ rất đông, Đừng nói là dân chúng, mà ngay cả Trung Ương cũng mến mộ Thầy Tổ. Tôi đã chứng kiến điều đó khi đi theo Thầy Tổ lên Trung Ương cũng như dự Giỗ Tổ. Con đường trở về Cội Nguồn là con đường Đời, Đạo cũng chỉ là một. Đạo trong Đời. Đời trong Đạo. Tốt Đạo đẹp đời, tốt đời đẹp Đạo.
– Thầy An thấy Thầy Thông, thông thái khác thường nhờ đi theo Thầy tổ không những khai tâm mở trí. Mà còn làm cho con người tươi tốt hơn lên. Cây còn Gốc nở cành xanh ngọn. Sông còn Nguồn Sông Mãi Chẳng Cạn Khô. Cá nhờ nước Cá sanh sôi phát triển, Cỏ, Cây, Ngô, Lúa, nhờ nước mà đơm hoa kết dệt mộng mùa xuân. Vì có cơ duyên đối với Thầy Tổ, nên Thầy Thông kể gì về Thầy Tổ, Thầy An cũng tin. Nhờ qua Thầy Thông, Thầy An mới gặp được Thầy Tổ.
– Khi Thầy Thông chưa gặp Thầy Chung, cũng như chưa gặp Thầy Tổ, không hiểu vì sao bọn biến thái cửa quyền rất ghét Thầy Thông. Không nói là trù dập Thầy Thông. Có lẽ chúng ghét cái tính ngay thẳng của Thầy Thông. Cũng như không chịu luồn cúi chúng. Chúng coi Thầy Thông như cái gai trong mắt.
– Ở vào thời ấy ai cũng được cấp ruộng cho làm ăn. Nhưng đối với Thầy Thông, chút đất cắm dùi cũng không có. Theo như người ta với Cha là tập kết, bản thân là Bộ Đội Lào. Thời được hưởng nhiều chính sách, như những người khác, nhưng đối với Thầy Thông thời còn thua người dân. Đôi lúc Thầy Thông muốn bỏ xứ mà đi. May gặp được Thầy Tổ, Thầy Thông mới lấy lại niềm tin cuộc sống, niềm vui cuộc đời.
Cho đến một hôm.
– Hai Ông hỏi : Thưa Thầy Tổ bây giờ phải làm gì.

Thầy Tổ nói: Cơ Canh Niên Tân Phá qua rồi, chúng ta đang ở trong Cơ Tuất Hợi Phục Sinh kéo dài 20 năm, Cơ Nhị Ngũ Dư Bình còn xa, phải mười năm nữa mới đến.
– Thôi thì cuốc nguyệt cày mây
– Phong điều vũ thuận, mới nên công vàng
Hay là:
Ẩn mình cày cuốc làm ăn
Chờ cho cơ vận thuận xuôi lên đường
Hay là
Cơ thời cơ vận còn xa
Chờ cho đổi mới thành công lên đường
Thầy Tổ khuyên hai Ông lo làm ăn tạm thời không tiếp cận Trung Ương nữa. Chờ cho Trung Ương đổi mới đi đến thành công. Ít lắm phải 10 năm nữa. Đi vào cơ Nhị Ngũ Dư Bình. Thời Văn Hóa Cội Nguồn Quốc Bảo mới chuyển lên Trung Ương. Kết hợp cùng khảo cổ mới nên công vàng.
– Cũng từ đây Thầy Tổ, cũng như Ông Đinh Hùng Chung, Ông Nguyễn Đức Thông, không nói gì đến chuyện Cội Nguồn, hay Quốc Tổ Vua Hùng nữa. Ông Chung, Ông Thông, thê đất thuê ruộng ra sức làm ăn kiếm sống, cho người ta khỏi nói theo Cội theo Nguồn đói lê đói lếch không có cái củ để mà ăn.
– Thầy Tổ cũng chẳng tiếp ai khuyên tất cả những người theo Thầy Tổ lên chùa tu hành. Then cài, cửa đóng, trong phòng quyết chí chuyển Thiên Ý thành Quốc Bảo Kinh Thơ. lại thêm 10 năm ròng rã nữa, tiếp tục chuyển hóa Thiên Ý thành Triết, Truyện, Kinh, Thơ, Văn, Sử. Chờ tới Cơ Nhị Ngũ Dư Bình thời chuyển Kinh, Thơ, Triết, Truyện, Văn, Sử. lên Trung Ương. Theo Cơ Sấm câu 357, 358:
– Nhìn đi nhìn lại cho tường
– Nhị Ngũ Dư Bình Thiên Vận còn xa
– Chờ cho đổi mới nở hoa
– Cội Nguồn Văn Hóa mới ra chào đời
Hẹn gặp lại, tạm chia tay những dòng hồi ký đắng cay cuộc đời
***
Văn Hóa Cội Nguồn
——————————————————————–

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s