CÂU CHUYỆN TÓM TẮT – HỒI KÝ 13 – LONG HOA LƯỢC THUẬT

CÂU CHUYỆN TÓM TẮT
HỒI KÝ 13
LONG HOA LƯỢC THUẬT
– Nói về Thầy Tổ những chuyện mời lên mời xuống là chuyện bình thường xảy ra không biết bao nhiêu lần rồi, sống đến được tuổi nầy 45 tuổi đời, 15 tuổi thành đạo là quá tốt rồi, ở vào thời ấy Thầy Tổ sống được năm nào là mừng năm ấy, không nghĩ mình sống được năm sau.
– Nhận được giấy triệu tập Thầy Tổ không lấy gì làm phiền.
– Thầy Tổ cũng biết viết được một đoạn Kinh, Thơ, Văn , Sử, Triết, Truyện, là phải trả giá không nói là sống chết, nào đâu phải dễ dàng gì. Trên đời nầy không phải cái gì tự nhiên mà có, muốn có hạt cơm phải trả giá cho sự cày bừa, dãi nắng dầm mưa. Muốn có được Thiên Ý phải tự mình chịu bao kiếp nạn, những kiếp nạn ấy là chuộc tội cho nhân loại con người. Thật ra Thầy Tổ nào có tội tình gì mà phải bị hành hạ suốt mấy mươi năm.
– Hơn nữa Thầy Tổ xuống trần là để cứu con cháu về trời, cũng như truyền trao Văn Hóa giữ yên bờ cõi, độc lập lâu dài an vui hạnh phúc không còn chiến tranh.
– Đã là Ông Tổ của Dân Tộc Việt Nam, nên không có ý tranh giành thiên hạ, chỉ để lại con đường cho nhân loại đi về trời mà thôi, vốn đã là Vua Tổ rồi còn làm Vua gì nữa. Xuống trần trao lại gươm thiên trấn quốc Văn Hóa Cội Nguồn cho con cháu Dân Tộc Việt Nam giữ yên bờ cõi đoàn kết Dân Tộc, tạo lên sức mạnh triệu người như một, quân thù khiếp sợ không còn xâm lược nữa. Nhờ vào Văn Hóa Cội Nguồn đi vào vẻ vang 3000 năm.
– Thật oán oăm thay, con cháu cứ hại Thầy Tổ hết năm nầy đến năm khác, dai dẳng mười mấy năm trời mà còn chưa kết thúc ở đây. Nhìn giấy triệu tập trên tay, không khỏi xót xa, Thầy Tổ lên cơ quan không thấy có đấu tố chỉ có một đồng chí xét hỏi mà thôi. Thầy Tổ nhớ đến câu sấm:

– Hiềm vì sanh phải thời nay
– Sanh ra nghịch cảnh tiếc thay cho đời

Hay là:

Hiềm vì sanh phải thời nay
Sanh ra nghịch cảnh họa tai dập dồn

Thầy Tổ ngồi vào vị trí mà họ sắp sẵn chỗ ngồi. Nếu không phải Thầy Tổ, ai nhìn thấy Quan Sư Tử với bộ vó oai phong lẫm liệt nanh vuốt dài thoàng thời đã xanh mặt rồi. Vẻ Âm hiểm toát ra lạnh người. Quan Sư Tử không cần xét hỏi, người đối diện tự cúi đầu nhận tội rồi khai.
– Quan Sư Tử biết Thầy Tổ không phải là hạn dễ xơi, với những câu hỏi đã được chiết lọc kỷ, sức công phá khai thác đến rợn người, quan Sư Tử ra đòn thẳng vào Thầy Tổ coi thời rất nhẹ nhưng vòng xoáy bao lấy con mồi, không cho con mồi chạy thoát:
– Nầy Ông Hiến Ông quan hệ với Ông Đinh Hùng Chung, Ông Trần Minh Thắng và những người khác thường tới lui nhà Ông, là quan hệ kiểu gì. Ông thành thật khai ra đi.
– Thầy Tổ trả lời: Thưa quan trên, Ông Thắng, Ông Chung cùng tôi là người hàng xóm. Chuyện lui tới là chuyện bình thường, tình làng nghĩa xóm. Khi có chuyện gì xảy ra thường giúp đỡ lẫn nhau. Như trợ táng khiêng hòm đến huyệt, giúp đỡ trong lúc ốm đau. Mà các lãnh đạo trung ương thường nói, lá lành đùm lá rách, tôi làm ruộng giỏi thời chỉ lại cho Ông Chung, Ông Thắng. Mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá lá rách là truyền thống tốt đẹp lâu đời của Ông Cha ta truyền lại. Mình biết cái gì hay truyền lại bà con cùng nhau phát triển làm ăn. Sự quan hệ của Tôi với Ông Đinh Hùng Chung, Ông Trần Minh Thắng, là mối quan hệ đời thường, sống lối sống tắc lửa tối đèn có nhau.
– Có lẽ quan Sư Tử chưa vừa ý với lối trả lời nầy, con cá không chịu vào lưới. Quan Sư Tử liền tung ra mẻ lưới thứ hai: Nầy Ông Hiến câu hỏi của tôi không phải như vậy. Tôi hỏi những người không phải là tình làng nghĩa xóm mà là những người ở xa thường đến nhà Ông. Ông hãy trả lời chỗ nầy.

Thầy Tổ thấy Quan Sư Tử đã biến chiêu, tạo ra vòng lưới rộng hơn, dày kín hơn. Thầy Tổ bình tỉnh trả lời:
Thưa Quan Trên, dân tộc Việt Nam ngoài quan hệ tình làng nghĩa xóm, còn có mối quan hệ khác như cùng chung một Ông Quốc Tổ. Cùng chung là dòng giống Tiên Rồng. Mối quan hệ nầy vô cùng cao cả thiêng liêng.
– Mối quan hệ đoàn kết Dân Tộc, tình đồng loại nghĩa Đồng Bào. Họ đến với tôi vì tôi cùng họ không quên Cội Nguồn, không quên Quốc Tổ Vua Hùng, không quên mình là con Rồng cháu Tiên.
– Như bản thân tôi những người quên Cội Nguồn, là tôi không đến, quên mình là con Rồng cháu Tiên là tôi không chơi. Quên người dựng nước là tôi không tiếp. Sự quan hệ đồng cảm thường đến với nhau. Ví như người nghiện cờ bạc, thời họ tìm những người nghiện cờ bạc mà chơi. Lối quan hệ chung nhau một Ông Quốc Tổ. Quan hệ cùng chung con cháu Tiên Rồng, tình đồng loại nghĩa Đồng Bào, là sự quan hệ thiêng liêng từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
– Quan Sư Tử nghe xong vô cùng kinh ngạc trước lối trả lời vô hiệu hóa phá tan vòng xoáy của chiêu. Con cá vẫn nằm ngoài lưới chưa thể tóm được.
– Quan Sư Tử bằng đi ra ngoài bấm lại máy ghi âm cũng như xem lại tiến trình tuần tự câu hỏi, đã được bàn bạc nghiên cứu kỷ không có mấy ai trả lời phá chiêu được.
– Quan Sư Tử bước vào phòng nhìn Thầy Tổ có vẻ khâm phục. Danh bất hư truyền một tay biện tài vô ngại. Quan Sư Tử ra chiêu hỏi:
– Nầy Ông Hiến ai cho phép Ông dùng danh từ đại diện Đồng Bào Đức Phổ. Bằng chứng là các lá đơn Ông gửi đi ai cho phép Ông dùng hai chữ Đại Diện nầy, khi Ông chỉ là người dân. Hai chữ đại diện chỉ dành riêng cho các cấp chính quyền. Ông giải thích sao về chuyện nầy.

Với chiêu buộc tội ngay chạy đâu cho thoát, quan sư tử có vẻ lấy làm đắc ý. Với chiêu nầy con mồi tuy chưa chết, nhưng bồi thêm một chiêu nữa, nhẹ thời vào nhà đá, nặng thời hồn du địa phủ.
– Thầy Tổ bình tỉnh: Thưa Quan Trên, danh từ đại diện là danh từ chung không thuộc của riêng ai. Ví dụ đại diện cho bên đàn trai. Đại diện cho bên đàn gái. Đại Diện cho dòng tộc. Đại diện cho Ông Chủ giao hàng. Đại diện cho Cha Tôi. Nói chung danh từ đại diện dùng khắp mọi chỗ mọi nơi. Tôi đại diện 500 chữ ký Đồng Bào Đức Phổ gửi lên Trung Ương. Không lẽ đồng kéo nhau 500 người lên Trung Ương. Chỉ một người là đủ. Tóm lại dùng hai chữ đại diện là việc làm thông thường, không có chi là phạm pháp cả. Nếu nói dùng hai chữ Đại Diện mà phạm pháp thời nhà tù không còn chỗ để nhốt. Tất cả mối quan hệ xã hội đều dùng hai từ Đại Diện cho bên A, Đại Diện cho bên B.
– Quan Sư Tử nghe xong không khỏi biến sắc vì con cá sắp bỏ vào nồi lại giáo dục mình, lời lẽ chết lý không cải hay bào chữa gì được. Tính bề không xong quan Sư Tử liền ra chiêu khác: Việc người dân Đức Phổ cùng Ông cấu kết, chửng (chuẩn) bị từ rất lâu rồi phải không. Ông thành thật trả lời đi Ông Hiến.

Với chiêu nghiệp vụ đẳng cấp buộc đối phương phải khai theo ý muốn cùa mình. Thầy Tổ bình tỉnh trả lời: Không những chửng (chuẩn) bị từ lâu, mà còn phải xem xét việc nào làm trước việc nào làm sau. Nếu không thế thời biết đâu mà làm.

Quan Sư Tử nghe thầy Tổ nói thế cặp mắt Sư Tử sáng quắc lên thế là xong đời một tên khó đối phó.
– Thầy Tổ nói: Nếu không chửng (chuẩn) bị từ lâu, thời Đi xin không bao giờ đúng chỗ, đúng ban ngành, đúng nơi thẩm quyền. Sự chững (chuẩn) bị của tôi cũng như Đồng Bào Đức Phổ, là phải nói đúng nguyện vọng của mình. Giải trình trước Trung Ương. Để Trung Ương xem xét đi đến quyết định.
– Quan Sư Tử không thấy sao, sự chửng bị chặc chẻ viết đơn mạch lạc, giải trình đúng quy cách trước Trung Ương rành mạch rõ ràng. Không bỏ sót một chi tiết nào. Nên Trung Ương mới thấu rõ nguyện vọng của Đồng Bào Đức Phổ ra công văn đề nghi địa phương xem xét giúp đỡ. Sự chửng bị của tôi cũng như Đồng Bào Đức Phổ là như vậy.
– Lại nữa chúng Tôi cũng đã xem xét. Thẩm quyền cấp huyện, không đủ thẩm quyền cho phép xây dựng khu đền thờ Quốc Tổ, mà phải là Trung Ương. Ngay cả Bộ Nội Vụ còn nói việc xây dựng khu đền thờ Hùng Vương không phải thẩm quyền Công An cũng như cho phép hay không cho phép của ngành Công An. Mà là thẩm quyền ở Viện Sử Học, Mặt Trận Tổ Quốc, Văn Phòng Chính Phủ. Thầy Tổ nhìn Quan Sư Tử nói, với thẩm quyền Công An Huyện chỉ là bảo vệ. Khi khu đền thờ Hùng Vương được xây dựng.
– Không có quyền cho hay không cho việc chúng tôi xin phép Trung Ương xây dựng đền thờ Quốc Tổ, sự chửng (chuẩn) bị từ lâu của tôi là như vậy hiểu rõ ban ngành nào có quyền và ban ngành nào không có quyền.
– Việc thờ Quốc Tổ cần gì lôi kéo ai, nơi đền thờ Phú Thọ, con cháu quốc Tổ tràn về 6, 7 triệu người không có chỗ chăn chân. Công An lớp lớp ra sức giữ gìn an ninh trật tự. Đâu có giống như công an Đức Phổ đi ngược lại chính sách chủ trương của nhà nước, còn ra sức trù dập ngăn cấm không cho tôn thờ Quốc Tổ Vua Hùng.
– Quan Sư Tử quát: Ai ngăn cấm hồi nào.

Thầy Tổ bình tỉnh trả lời: Vậy quan mời tôi lên để làm gì. Quan Sư Tử cứng họng.
– Quan Sư Tử thấy chiêu nào ra cũng bị Thầy Tổ phá hết còn đánh trả lại đưa Quan xét hỏi vào tội, người có tội không phải là Thầy Tổ, mà là Quan Sư Tử. Quan Sư Tử liền đi qua phòng bên kia để hội ý, có lẽ đã hội ý xong liền qua phòng xét hỏi nhìn Thầy Tổ rồi nói:
– Ông Hiến Ông lôi kéo bà con nhân dân đi theo tổ chức của Ông. Ông có thừa nhận không ? Bằng chứng là 500 chữ ký bị Ông dụ dỗ đi theo Ông. Giờ đây những người đi theo Ông viết đơn khởi tố ông.
– Thầy Tổ nghe xong nghiêm sắc mặt nói: Họ ký đơn theo ai thờ ai, thời họ khởi tố người mà họ đi theo. Sao lại tố cáo tôi, họ ký đơn là thờ Ông Cha của họ. Họ ký đơn đi xin là Trung Ương, tôi nào phải Trung Ương mà tố cáo. Họ muốn thờ Ông Cha của họ, những không biết đường đi, tôi chỉ lên Trung Ương, để Trung Ương hướng dẫn cho họ. Xét cho cùng tôi chỉ là người chỉ đường giúp họ đến với Trung Ương. Theo nguyện vọng của Họ.
– Như quan nói Tôi lôi kéo bà con nhân dân, đi theo tổ chức của Tôi. Là một sự sai lầm lớn.
– Nếu nói đến lôi kéo nhân dân thời phải nói đến Nhà Nước, không phải là Tôi.
Bằng chứng cự thể. Trung Ương tổ chức giỗ Tổ mở đường cho bà con đi về Nguồn.
– Còn nói đến tổ chức, cũng không phải là tôi, mà là theo sự tổ chức của Trung Ương Nhà Nước. Cho phép người dân đi về Nguồn.
– Tôi cũng muốn tổ chức nhưng khi nào đền thờ Quốc Tổ được mọc lên thời sẽ có ban tổ chức đền Hùng làm việc.
– Giờ Đền Hùng chưa có lấy đâu ra Ban Tổ Chức Đền Hùng. Bà con nhân dân Đức Phổ đi theo tổ chức Trung Ương, tôi có tổ chức giỗ tổ đâu mà đi theo tôi.
– Theo tôi nhận thấy quan lớn mới là người tổ chức chống phá tổ chức của Trung Ương Nhà Nước, ngăn cản Đồng Bào Đức Phổ hướng về Cội Nguồn theo sự tổ chức của Trung Ương.
– Quan Sư Tử nghe xong lấy làm tức quá quát: Ông nói ai chống lại tổ chức Nhà Nước Trung Ương. Thầy Tổ làm thinh không trả lời.
– Quan Sư Tử gằn giọng: Vua Hùng ở Bắc, đâu có ở Đức Phổ mà thờ.
Thầy Tổ trầm tỉnh trả lời: Dân việt Nam dòng họ nào không phát Nguồn từ ở bắc. Con cháu Vua Hùng đi đến đâu thời thờ Quốc Tổ Vua Hùng đến đó. Dù có qua Mĩ, qua Pháp, qua Nga. Nếu cảm thấy có điều kiện lập đền thờ Quốc Tổ nơi công cọng mà thờ, không có điều kiện thời lập bàn thờ trong gia Tộc để thờ. Nói tóm lại con cháu Vua Hùng đi đến đâu thời thờ Vua Hùng đến đó. Luôn giữ vững cái Gốc người Việt Nam. Huống chi là trong đất nước Việt Nam, nơi nào cũng có quyền lập đền thờ thờ Quốc Tổ tỏ tấm lòng hiếu kính đối với Cha Ông. Tóm lại : Con cháu đến đâu thờ Quốc Tổ đến đấy.
– Quan Sư Tử nghẹn họng cứng lưỡi đi ra khỏi phòng một hồi rồi trở vô:
– Nầy Ông Hiến những người theo Ông nói ông là Phật Sống. Có thật Ông là Phật sống không? Thầy Tổ trả lời: Đã là người tu ai cũng muốn mình thành Phật. Nhưng thành Phật bằng cách nào là tự mình không biết được. Nếu có người cho tôi là Phật sống thời tôi rất mừng, bửa nay tôi mới được quan lớn nói điều nầy cho tôi nghe. Tôi cần kiểm chứng ai là người nói. Người Thiện hay người ác. Thời tôi mới tin có người nói tôi là Phật sống, Nếu đó là người ác, thời lời nói ấy chỉ là sự châm biếm mà thôi.
– Quan Sư Tử nghe Thầy Tổ nói như thế xác nhận mình là Phật cũng đúng, mà không xác nhận mình là Phật cũng đúng. Lối trả lời kỳ quái như vậy thán phục nhìn Thầy Tổ với cặp mắt khác, không nói là kính nể, bằng nói: Tôi hỏi thật Ông Hiến Động cơ nào khiến cho Ông làm chuyện to lớn nầy.
– Thầy Tổ trả lời: Người tu ai cũng biết.
Khen ai kiếp trước khéo tu
Kiếp nầy con cháu võng dù nghênh ngang
Dù rằng để của bằng non
Không bằng để đức cho con ở đời
Thờ Ông Cha đó chính là để đức cho con cháu. Đây chính là động cơ tôi quyết tâm thờ Quốc Tổ Vua Hùng.
Quan Sư Tử nói: Quả thật Ông là người giảng đạo rất tài tình. Lối biện tài của Ông cũng thuộc hàng hiếm thấy.
– Cực chẳng đã cấp trên giao phó tôi mời Ông lên làm việc trải qua mấy ngày liền. Không hiểu vì sao Cha tôi đang ngủ bổng la ré rồi chạy ra sân, như người tâm thần, ngày nào mời Ông lên làm việc thời tối hôm ấy Cha tôi xảy ra như vậy. Không biết chuyện nầy là sao Ông giải thích cho tôi hiểu được không.

Thầy Tổ Trả lời: Quốc Tổ là Đấng Tối Linh của Dân Tộc Việt Nam. Nên các lãnh đạo Trung Ương mới lễ lạy. Ở đời hể con làm thời Cha chịu. Nếu quan lớn tiếp tục đi sâu vào chống phá Quốc Tổ, thời không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
– Hình như quan Sư Tử cũng có chút cảm tình với Thầy Tổ nên nói: Tôi khuyên Ông, các phần ngành địa phương không nhất trí cho Ông xây dựng đền thờ Hùng Vương nơi Đức Phổ, ông nên biết thân phận con ngụy mà dừng lại.
Thầy Tổ nói: Tôi sống nơi địa phương, không nghe theo địa phương thời nghe theo ai nữa.
– Quan Sư Tử cho Thầy Tổ về nói: Khi nào cần thời mời lên kiếp nạn của Ông còn dài dài chưa hết đâu. Thế là Thầy Tổ qua khỏi trận khảo đảo từ cõi chết trở về bình yên.
Viết đến đây Thầy Tổ cảm thấy cũng đã mệt, sự khảo đảo suốt mấy mươi năm đã làm cho Thầy Tổ giảm tuổi thọ rất nhiều. Cũng như viết Kinh, Thơ, Văn, Sử, Triết, Truyện Và còn nhiều tiểu luận khác, dẫn đến tiêu hao Thần Lực, nói chung là yếu dần kiệt sức. Mỗi Mắt kinh là mỗi trả giá sự sống chết, được tuổi nầy là cảm ơn trời đất rồi, Thầy Tổ cố gắng viết đoạn hồi ký tiếp theo.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
—————————————————————–

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s