CÂU CHUYỆN TÓM TẮT
HỒI KÝ 6
LONG HOA LƯỢC THUẬT
Để hiểu rõ thêm về sự ra đời của Thầy Tổ, có thể tóm tắc những ý văn hồi ký như sau:
Thầy Tổ trở lại trần gian, đầu thai mượn xác thân phàm tục, sanh ra đời. Nhưng vì tái sanh làm người phàm tục, xác thân phàm tục khí huyết ô trược, làm cho trí giác Thầy Tổ không còn nhớ về quá khứ tiền kiếp của mình là ai. Chỉ biết khát thời uống, đói thời ăn, nương theo Cha Mẹ người thân để sống. Lớn lên trong hoàn cảnh bom rơi đạn nổ, còn nhỏ mà đã lưu lạc tứ phương. Trải qua 27 năm tâm linh còn nằm trong cảnh giới phàm, tuy tu thiền, nhập định, quán tưởng, như chỉ ở cảnh giới Ngộ Không. Chưa ra khỏi tam giới, vẫn còn bị nhốt trong tam giới dù cố gắng thoát ra nhưng không bao giờ thoát được. Biết rằng Thầy Tổ đã đạt đến cảnh giới tứ thiền mọi ý niệm đều vắng lặng không không. Nhưng còn vọng chấp cái Ta. Ta Đắc Nầy Ta Chứng Kia. Chưa ra khỏi vọng chấp nên chưa ra khỏi luân hồi sanh tử. Đôi lúc Thầy Tổ nghĩ về non sông đất nước với nền Văn Hiến hơn bốn nghìn năm. Thật kỳ lạ Thầy Tổ cũng chính là Văn Hiến. Cái tên gắn liền với Nền Văn Hiến lâu đời. Như cảm nhận mình có liên quan đến non sông đất nước, nhưng chưa được rõ ràng cho lắm.
– Cho đến một đêm vào đêm 19 tháng 6 năm 1982 lúc ấy thầy Tổ 28 tuổi. Thân Tâm Thầy Tổ đi vào tự nhiên đại định. Có nghĩa là an trụ Chân Tâm Chân Tánh vô trụ vô niệm tự nhiên, không còn cái Ta, vô chứng vô đắc. Mỗi lúc đi vào tự nhiên thanh tịnh đại định. Tất cả mọi sự trong tâm Thầy Tổ đều thay đổi. Có thể ví như con gà phá vỡ vỏ trứng ra đời. Ý Thức Thầy Tổ liền ra khỏi tam giới, ra khỏi sanh tử, hiểu rõ càn khôn, làm chủ càn khôn. Đi vào Ngộ Đạo, ngộ ra tất cả, và cũng hiểu rõ mình từ đâu đến, liền Nhận Tổ Quy Tông. Hội nhập trở lại Cội Nguồn. Tiếp nhận Thiên Ý.
– Nhưng mãi đến ba năm sau, vào đêm 19 tháng 6 năm 1985 mới đi vào Thành Đạo, có nghĩa là Căn Thân Huệ Mạng Thầy Tổ, chuyển hóa thành Kinh Luân đi vào thành Đạo, một tuổi thành Đạo ra đời, trở thành chuyển luân Pháp Vương. Chuyển Luân Pháp Vương chính là Văn Hóa Cội Nguồn ra đời, cũng chính là Huệ Mạng Anh Linh Thầy Tổ ra đời. Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ cũng đó. Văn Hóa Cội Nguồn ra đời trở thành Bảo Hà Quốc Bảo. Đi và câu sấm ký:
– Ngọc Thụ ra đời Thiên Tử Xuất: Có nghĩa là Văn Hóa Cội Nguồn ra đời Con Trời xuất hiện.
Tóm lại: Quốc Tổ lâm phàm ra đời, với hai giai đoạn, giai đoạn bào thai nằm trong xác phàm trí thức bị giam trong tam giới 27 năm không biết mình là ai từ đâu tới. Nên không gọi là Anh Linh Quốc Tổ. Mà gọi là Anh Linh Văn Hiến. Cho đến khi Thầy Tổ nhận ra mình là ai, từ đâu đến, thời mới đi vào Anh Linh Quốc Tổ. Hay còn gọi là Chuyển Luân Thánh Vương. Tiếp nhận Thiên Ý Cha Trời, hành sự theo Thiên Cơ.
– Từ đây trở đi Anh Linh Huệ Mạng Quốc Tổ trở thành Thiên Mệnh, làm theo Thiên Ý cơ trời. Không còn ý cá nhân nữa. Ý Trời cũng chính là Ý Quốc Tổ, đi vào câu sấm cơ:
Gà kêu cây ngọc, Trời nghiêng bắc,
Trâu tới Đồng lam bóng rạng đông.
Có nghĩa là: Đến năm Đinh Sửu 1997 Trời kêu Sao Ngưu thức dậy. Ông Đinh Hùng Chung tuổi con Trâu Thức Dậy, Nhận Thức việc mình phải làm dù cho khó khăn cách mấy. Chờ cho Gà kêu năm Đinh Sửu tháng 8 Dậu. thời lên đường. Mở đường cho Ngọc Thụ Ý Trời, ra đời, đi vào cơ Nhị Ngũ Dư Bình, ứng theo sấm cơ:
Phá Điền Thiên Tử Xuất,
Bất Chiến Tự Nhiên Thành.
Phá Điền, chính là con Trâu dẫn đầu mở đường. Cho Ý Trời Ngọc Thụ Văn Hóa Cội Nguồn đi vào đời. Có nghĩa là đi vào Trung Ương. Văn Hóa Cội Nguồn chính là Văn Hóa Chơn Mệnh Thiên Tử. chuyển lên đầu rồng, lúc bấy giờ đầu Thiên Hạ ở Bắc, có nghĩa là Ý Trời chuyển lên cho Trung Ương đầu của Thiên Hạ. Mở đường cho Trung Ương trở về Cội Nguồn. đi vào câu sấm ký:
– Long Hoa Muôn Thuở Biên Cương.
– Việt Thường Con Cháu Tiên Rồng vẻ Vang.
Ý nói đầu Thiên Hạ trở về Nguồn thời cả Thiên Hạ đi vào vẻ vang. Hay nói một cách khác Việt Nam tỏa sáng đi vào vẻ vang.
– Người được chọn Phá Điền, mở đường, mở ra thời đại mới, thời đại đi vào cơ Thánh Đức chính là Sao Ngưu. Sao Ngưu, đi tới Đồng Lam. Cũng là lúc Hừng Đông, Mặt Trời Văn Hóa Cội Nguồn ửng hồng xuất hiện. Cũng là lúc Đại Đồng Chung rền vang cõi bờ. Dậy đi dậy đi nhân loại con người. Gieo trồng hạt ngọc cày bừa cùng nhau. Nghĩa là cùng nhau gieo trồng Thiên Ý ngọc châu. Cho non cùng nước về sau huy hoàng.
– Nói về Ông Đinh Hùng Chung tuổi con Trâu ứng vào sao Ngưu. Ở vào thời Hùng Vương thời Văn Minh lúa nước, mở đầu là con Trâu đi vào cày bừa. làm ra những hạt ngọc, nuôi sống con người. Tiếng Gà đã gáy. Dậu Kê báo thức Bình Minh sắp dậy, ứng vào câu.
– Kê Minh, Ngọc Thụ, Thiên Khuynh Bắc.
– Ngưu xuất làm điền, nhật chính đông
Hay là:
– Gà kêu cây ngọc, trời nghiêng bắc
– Trâu tới đồng lam bóng rạng đông.
Đồng là Phạm Văn Đồng, Chung là Đinh Hùng Chung. Hai người nầy gặp nhau trở thành Đại Đồng Chung. Đại Đồng Chung ngân lên, đi vào đánh thức. Báo hiệu đất nước Việt Nam đi vào trang sử mới. ứng vào câu
– Nhược Đãi Ưng Lai, Sư Tử Dậy,
– Thế Gian Tận Hưởng, Thái Bình Phong
Hay Là:
– Nhìn Thấy Tương Lai, Sư Tử dậy
– Thế Gian Tận Hưởng Thái Bình An.
Có nghĩa là Trời sắp sáng, đàn Sư Tử nhìn thấy tương lai, quay đầu trở lại Cội Nguồn, làm cho đất nước thái bình an lạc tận hưởng âu ca.
Cơ Tạo Hóa tuy đã ấn định như vậy, nhưng không tận lực thời không thành, nên mới có câu Tận Lực Tri Thiên Mệnh. Nhìn thấy Tương Lai nhưng không ra sức hành sự làm theo cơ vận của trời. Thời khó mà gặt hái những gì Trời Cho.
– Ông Đinh Hùng chung theo Sấm Ký chỉ đường:
Gà Kêu Cây Ngọc Trời Nghiêng Bắc.
Trâu Tới Đồng Lam Bóng Rạng Đông.
Nắm rõ Huyền Cơ Ông Chung lên đường ra Bắc. lên Trung Ương gặp cụ Đồng. Vang lên tiếng đại Đồng Chung. Đánh thức Sư Tử dậy. Nhìn về tương lai Tiên Rồng vẻ vang Thái Bính An Lạc, Thái Bình Phong.
– Ông Đinh Hùng Chung lên Trung Ương nhờ sự giúp đở của nhiều người trong đó có Ông Phan Niêm luật sự quốc hội, cũng như nhiều người ở Viện Sử Học như Ông Trung, Ông Bài và Ông Hùng chỉ đường Ông Đinh Hùng Chung gặp Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, vào ngày 8 tháng 9 năm 1997 từ nơi Phủ Thủ Tướng. Ông Phạm Văn Đồng cho xe con đến rước Ông Đinh Hùng Chung vào Phủ Thủ Tướng.
– Ông Chung gặp Cụ Đồng cơ duyên tiền định hai người gặp nhau lấy làm mừng. Ông Chung trình bày giải trình nguyện vọng của Ông cũng như nguyện vọng Đồng Bào Đức Phổ, Cụ Đồng nghe xong lấy làm rất vui, và muốn được nghe nhiều hơn nữa về việc khôi phục Cội Nguồn. Cũng như thờ phụng Quốc Tổ Vua Hùng toàn Dân, hai người kẻ nói qua người nói lại say sưa quên cả thời gian. Trợ lý Cố Vấn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là Nguyễn Tiến Năng và Phạm Văn A.
– Hai người thấy Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng say sưa nói chuyện quá giờ. Bằng nói: Dạ Thủ Tướng, Quá giờ rồi Thủ Tướng. Cụ Phạm Văn Đồng nói: Để ta nói chuyện thêm vài phút nữa. Thế là cụ Đồng tiếp tục nghe Ông Đinh Hùng Chung trình bày giải trình càng nghe càng khâm phục thích thú.
– Cụ Đồng nói với Ông Đinh Hùng Chung: Việc to lớn như thế nầy mà ra đời nơi quê hương Đức Phổ thời nhỏ quá, nên ra Hà Nội xây dựng đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương hoành tráng, cũng như khơi dậy khôi phục Cội Nguồn, Anh Linh Truyền Thống Dân Tộc. Ta sẽ đề đạt với các ban ngành Trung Ương. Cụ Đồng lại nói tiếp: Việc khôi phục Cội Nguồn truyền thống Anh Linh Dân Tộc rạng danh con cháu Tiên Rồng, thời không ai ngăn cản được không ai phá nổi. Muốn làm nhỏ thời ra đời ở huyện ở tỉnh. Muốn làm lớn thời ra Hà Nội mà làm.
– Việc Ông Đinh Hùng Chung gặp Cố vấn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để nói chuyện là việc hoang tưởng không thể tin. Nên Ông Đinh Hùng Chung yêu cầu cuộc nói chuyện giữa Cụ Đồng và Ông Đinh Hùng chung phải có người chứng kiến xác nhận.
– Nơi Văn Phòng Cố Vấn Phạm Văn Đồng. Ông Nguyễn Tiến Năng là Trợ Lý Cố Vấn, viết giấy xác nhận cuộc nói chuyện trao đổi giữa Ông Đinh Chung và Cố Vấn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, về việc khôi phục Cội Nguồn thờ phụng Quốc Tổ Hùng Vương.
Giấy xác nhận nội dung như sau.
– Văn Phòng Cố Vấn Phạm Văn Đồng.
– Hà Nội ngày 8 tháng 9, năm 1997
GIÂY XÁC NHẬN
Văn Phòng cố Vấn Phạm Văn Đồng,
Xác nhận.
Ông Đinh Hùng Chung, quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, có đến gặp Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, trình bày ý nguyện xây dựng đền thờ Hùng Vương tại Đức Phổ.
Cố Vấn Phạm Văn Đồng đã tiếp, và cho rằng ý nguyện trên là chính đáng. Cần báo cáo và bàn bạc với các cấp thẩm quyền. Từ địa phương đến Trung Ương.
Trợ lý Cố Vấn Phạm Văn Đồng.
Nguyễn Tiến Năng.
***
– Ông Đinh Hùng Chung không những gặp Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng mà còn đến gặp các ban ngành Trung Ương, tỏ bày quan điểm, cũng như trình bày giải trình khôi phục Cội Nguồn, cũng như thờ Quốc Tổ Hùng Vương đi vào toàn dân, được các ban ngành tiếp đón vui vẻ, không những gặp các ban ngành Trung Ương.
– Mà Ông Đinh Hùng Chung còn đến Đền Thờ Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ. Thắp nén hương cho Quốc Tổ cũng như các Vua Hùng, tại núi Nghĩa Linh, thuộc thôn Cổ Tích, Xã Huy Cương, Huyện Phong Châu Tỉnh Phú Thọ.
– Trước sự ngỡ ngàng Ông Đinh Chung nhìn đền thờ nhện giăng bụi bám, ngói đã hư mục nhìn thấy trời Ông Đinh Hùng Chung không cầm được giọt nước mắt. Ông Chung tìm gặp Trưởng Ban Đền Hùng ở vào thời ấy trưởng ban đền Hùng là Ông Khiêm. Phó Ban Ông Thịnh. Ông Đinh Hùng Chung hỏi lý do: Vì sao mà Đền Hùng không tu sửa lại xụp xệ, nhện giăng, ngói hư không lợp lại, mưa dột khắp nơi.
– Ông Khiêm Ông Thịnh cho biết: Ngân sách đâu mà tu sửa. Ông Chung bằng nói: ngân sách trên Trung Ương chớ đâu. Quốc Tổ là Quốc Tổ chung, trong đó có Nhà Nước. Viết đơn xin kinh phí tu sửa lại Đền Hùng. Gởi lên cho Thủ Tướng Phan Văn Khải. Việc phải như thế ai làm khó mình. Viết đơn nhanh đi trình lên Trung Ương.
– Ông Khiêm Ông Thịnh, phó ban, trưởng ban, nghe Ông Đinh Hùng Chung nói nghe có lý. Bằng viết đơn trình lên Thủ Tướng Phan Văn Khải. Không bao lâu Ông Chung nghe Trung Ương rót cho vài chục tỉ. Đền Thờ Hùng Vương Phú Thọ, đi lần vào bề thế như ngày hôm nay có một phần đóng góp kế sách của Ông Đinh Hùng Chung. Mỗi lần Ông Đinh Hùng Chung đến thăm Đền Hùng, ở vào thời đó được Ban Tổ Chức, Đền Hùng tiếp đón nồng hậu.
– Ông Đinh Hùng Chung lên Trung Ương mỗi lần đi kéo dài cả tháng, đôi lúc nhịn đói nhịn khát, tiết kiệm chi phí, vì không có ai tài trợ cho một đồng nào. Khổ cực trăm bề. Nhưng không vì thế mà than van, Chỉ biết vì Cội vì Nguồn không nề sống chết, khó khăn cho mấy cũng quyết chí vượt qua.
– Vào lúc 10h ngày năm tháng 1 Ông Đinh Hùng Chung đến Bộ Nội Vụ trình bày giải trình nguyện vọng của Đồng Bào Đức phổ là khôi phục lại Cội Nguồn cũng như lập đền thờ Quốc Tổ. Bộ Nội Vụ vui vẻ tiếp Ông Đinh Hùng Chung, nghe Ông Đinh Hùng Chung trình bày giải trình tận tường sự việc cũng như xem đơn của Thầy Tổ cùng 500 chữ ký. Bộ Nội Vụ nói: Việc nầy không thuộc thẩm quyền của Công An. Bộ Nội Vụ hướng dẫn Ông Đinh Hùng Chung đem các giấy tở của các Ban Ngành Trung Ương đề nghị, về địa phương bàn bạc giải quyết. Phòng tiếp dân Bộ Nội Vụ, Nguyễn Công Khánh.
– Nói về Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Có nhận được đơn của bà con nhân dân Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi. Kèm theo 500 chữ ký, do Ông Đinh Hùng Chung gửi đến, sau khi đã được trình bày với cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Lại được Thủ Tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo đề nghị. Gửi công văn cho Viện Sử Học xem xét giải quyết. Công Văn số 13 MTTW Hà Nội ngày 14 tháng 1 năn 1998, TM Văn Phòng, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Chánh Văn Phòng, Trần Đình Phùng.
– Nói về Viện Sử Học tiếp Ông Đinh Hùng Chung như tiếp người thân quen lâu đời. Nghe Ông Đinh Hùng Chung trình bày giải trình về việc khôi phục Cội Nguồn, cũng như thờ phụng Quốc Tổ khắp toàn dân. Viện sử học cho đây là việc vô cùng chính đáng. Không nói là cấp bách. Nên Viện Sử Học ra công văn kiến nghị với các cấp lạnh đạo Thị Trấn Đức Phổ, Huyện Đức Phổ. Phiên Bản nội dung công văn như sau.
Viện Sử Học
38 Hàng Chuối Hà Nội
TeL. 8253200
Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 10 tháng 6 năm 1997
Kính gửi : Các Đồng Chí Lãnh Đạo Đảng,
Ủy Ban Nhân Dân
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc, Thị Trấn Đức Phổ. Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi.
– Chúng tôi được tin bà con nhân dân Thị Trấn Đức Phổ có ý nguyện, xây dựng một ngôi đền tưởng niệm các Vua Hùng ngay tại Thị Trấn để đông đảo nhân dân, đều có điều kiện tỏ lòng thành kính, trước hương hồn các vị đã có công khai sáng non sông đất Việt.
– Chúng tôi hết sức hoan nghênh ý định đó và cảm ơn nhân dân, đã bày tỏ lòng yêu kính Quốc Tổ, Tổ Quốc quê hương.
– Viện sử học xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo Thị Trấn, nghiên cứu và giải quyết nguyện vọng nói trên của nhân dân phù hợp với chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc ta, giáo dục các thế hệ mãi mãi giữ vững truyền thống đó.
– Kính chúc các đồng chỉ khỏe, thành công trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.
– Trân trọng cảm ơn các đồng chí.
TM. Viện Sử Học Việt Nam
Trưởng Ban Nghiên Cứu Lịch Sử
Địa Phương và Chuyên Ngành
PTS. Trần Hữu Đính
– Thầy Tổ viết hồi ký những gì đã qua, cách đây trên 20 năm không phải là chuyện mới mẻ gì. Tuy là câu chuyện tóm tắt nhưng có đủ bằng chứng những gì đã xảy ra trong thời ấy. Phải nói là không ai có thể ngờ tới được, nếu Thầy Tổ không kể lại.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
———————————————————————