TỨ ĐẠI ĐỊNH QUÁN

TỨ ĐẠI ĐỊNH QUÁN

Tứ Đại Định Quán là gì?
Đáp: Là bốn cách quán triệt hiểu thấu đáo Chân Tâm Chân Tánh trước khi lên ngôi Tâm Vương.
– Linh Hồn Sở Ngộ chuyên tâm Định Quán, Quán Triệt thấu đáo hiểu thấu Chân Tâm Chân Tánh, Chân Tướng của Tâm Vương trước khi lên ngôi Tâm Vương.
1, là : Định Quán Không Thân. Chân Tâm Chân Tánh vốn Không Thân. Nhưng lại hiện ra vô lượng vô biên thân, mỗi thân tướng khác nhau, bất khả tư nghì không thể nghĩ bàn. Nên nói tất cả Sắc Tướng đều là huyễn tướng không phải Thật Tướng của Chân Tâm Chân tánh. – Nên Linh Hồn Sở Ngộ không an trụ hay vọng chấp vào hình tướng Sắc Thân. Huyễn tướng do Chân Tâm Chân Tánh hiện ra. Mà luôn ở Tâm Niệm Định Quán Không Thân, Quán Triệt Thân Không mới là Thật Tướng Chơn Thân của Chân Tâm Chân Tánh.
2, là: Định Quán Không Tánh. Chân Tâm Chân Tánh vốn Không Tánh. Nhưng Vọng Chấp khởi sanh ra vô lượng vô biên Tánh. Tánh Ma, Tánh Quỷ, Tánh Người, Tánh Thú v.v.. Nên Linh Hồn Sở Ngộ không an trụ Vọng Chấp giả Tánh. Không phải thật Tánh của Chân Tâm Chân Tánh. Mà là An Trụ Tánh Không, Không Tánh, Thật Tánh của Chân Tâm Chân Tánh.
3, là: Định Quán Không Tâm. Chân Tâm Chân Tánh vốn không Ý. Nhưng khởi Tâm sanh ra vô lượng Ý. Mỗi Ý chính là Mỗi Vọng Tâm vô lượng Tâm. Tâm chính là Tâm Điểm được sanh ra. Nên gọi Tâm Điểm Là Tâm. Hay còn gọi là Trung Tâm ra đời.
– Mỗi Tâm Ý sanh ra không phải là Thật Tâm của Chân Tâm Chân Tánh. Mà là Vọng Tâm của Chân Tâm Chân Tánh. Chơn Tâm Chân Tánh vốn Không Ý, Không Ý mới là Thật Ý của Chân Tâm Chân Tánh. Nên Linh Hồn Tâm Sở Ngộ không chấp trước Vọng Chấp phân biệt Tâm. Có nghĩa là tuy Thấy, Nghe, Hay, Biết. Y Thức Ý Thức. Nhưng không Nhận Thức chấp trước đi vào phân biệt cấu tạo nghiệp. An Trụ Tự Nhiên.
4, là: Định Quán không pháp. Pháp là sự Động Tịnh Biến Động Tạo Tác. Thật Pháp của Chân Tâm Chân Tánh vốn là Không Pháp. Linh Giác Tự Nhiên. Tự Nhiên chính là Chân Pháp của Chân Tâm Chân Tánh. Nên Linh Hồn Sở Ngộ không An Trụ vào Tịnh, Động. Tịnh là Thiền Định, Động là Tu Quán. Mà thường để Tâm Tự Nhiên thanh tịnh. Vô Trụ Vô Niệm an trụ Chân Tâm Chân Tánh căn cốt Tâm Vương, lên Ngôi Tâm Vương.
– Tứ Định Quán là pháp môn Thượng Thừa Tối Thượng. Pháp Môn Đốn Ngộ lên ngôi Tâm Vương, làm chủ Lương Tâm.
– Tâm Vương hành động theo Lương Tâm ứng hiện vào đời theo lộ trình Bát Chánh Đạo. Tám con đường Tâm Vương đi vào đời Tận Đô Nhân Loại con người. Khai Lập Quốc Độ Thiên Giới, Trường sanh bất tử vĩnh hằng.
Chánh Kiến: là thấy rõ Chánh Tâm và Vọng Tâm.
Chánh Tư Duy : là hiểu rõ Chân Tánh và Vọng Tánh.
Chánh Ngữ : Là không nói những lời trái ngược lại Lương Tâm.
Chánh Nghiệp: là nuôi thân, không đi vào những nghề nghiệp hại người.
Chánh Mạng : Là Giữ Thân, Tâm trong sạch.
Chánh Tinh Tấn: Là nỗ lực phổ độ cứu vớt chúng sanh.
Chánh Niệm: Là không quên Cội Nguồn, luôn có Ý niệm nương tựa vào Cội Nguồn Ba ngôi tối cao vũ trụ.
Chánh Định: Là luôn an trụ Chân Tâm Chân Tánh, tức là Vô Trụ Vô Niệm an trụ Tự Nhiên. Thành tựu bốn quả Như Ý. Định Như Ý. Tinh Tấn Như Ý. Tuệ Như Ý. Dục Như Ý.
– Văn Hóa Cội Nguồn: Là Văn Hóa Khoa Học Thượng Thừa. Không thể đọc qua một lần hay vài lần mà hiểu được, nếu không nhờ Cha Trời, Mẹ Trời hộ lực khai mở trí huệ thời chẳng khác nào vịt nghe sấm. Đàn khảy tai trâu, Vịt, Trâu chẳng hiểu gì cả. Hiểu được một câu một chữ cũng là phước đức vô tận, trí huệ vô biên, huống chi hiểu được lời nói trong Văn Kinh Thiên Ý Cha Trời. Thời người nầy là Chuyển Luân Thánh Vương.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
————————————————————

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s