CÂU CHUYỆN TÓM TẮT – HỒI KÝ 21 – LONG HOA LƯỢC THUẬT

CÂU CHUYỆN TÓM TẮT
HỒI KÝ 21
LONG HOA LƯỢC THUẬT

Nói về Quốc Bảo Chân Kinh. Văn Hóa Cội Nguồn. Cũng Chính Là Bảo Hà. Hay còn gọi là Ý Trời Thiên Ý Ngọc Thụ.
– Ông Nguyễn Đức Thông, cùng Lê Văn An mở đường chuyển Quốc Bảo Chân Kinh, Văn Hóa Cội Nguồn lên Trung Ương thành công, qua hai năm sau Khi Ông Đinh Hùng Chung mãn tù trở về, cùng kết hợp với Ông Nguyễn Đức Thông, Ông Lê Văn An tiếp tục chuyển Quốc Bảo Chân Kinh lên Trung Ương. chuyển Bảo Hà Quốc Bảo đến Giang Môn. Tức là các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ miền sông nước Cửu Long. Có Tỉnh trực tiếp đến, có Tỉnh gửi qua đường bưu điện. Cũng như gửi đến các cơ sở Tôn Giáo huyệt linh của miền sông nước. Cũng là lúc Bảo Hà, Ngọc Thụ tỏa sáng khắp năm châu nói chung, Việt Nam nói riêng.
– Còn nói những người có tên trong Quốc Bảo Chân Kinh Văn Hóa Cội Nguồn. Là vì những người nầy có công lớn gánh lấy trách nhiệm những việc làm của mình. Như In Ấn, chuyển từ chữ viết tay thành chữ vi tính, để dễ bề in ấn. bỏ hết công ăn việc làm hi sinh cuộc đời phụng sự cho Quốc Bảo. nên Thầy Tổ ban cho Phước Lớn cũng như Thọ Ký Âm Đức lâu dài. Đứng tên vào Quốc Bảo Chân Kinh, Quốc Bảo Chân Kinh còn là Âm Đức còn. Kéo dài 84 triệu năm tới.
– Những người có công khôi phục Cội Nguồn phải nói là vô cùng to lớn, dũng cảm hơn người, nhưng cuối cùng bị khảo đảo không giữ được lập trường của mình nên không được Phong Thánh. Chỉ hưởng được phước báo nhiều mặt trong đó sự giàu sang, thành đạt con cháu là căn bản, kéo dài đến ba nghìn năm tới. Linh Căn những người có công khôi phục Cội Nguồn đều được siêu sanh về trời làm chư thiên sống trên thiên đàng cực lạc an vui tự tại.
– Còn những người có công truyền Thiên Ý. Tức là truyền Quốc Bảo Chân Kinh. Công đức phải nói là vô cùng to lớn, phước báo lâu dài đến 84 triệu năm tới.
– Có công truyền kinh lại được các vị có chơn mạng cao, lại có công mở màng phục hưng Cội Nguồn thành công. Như Ông Đinh Hùng Chung, Ông Nguyễn Đức Thông, Ông Lê Văn An, Ông Cao Đức Thắng, Ông Cao Đức Toàn. Ông Nguyễn Thành Châu. Được những người nầy giới thiệu với Thầy Tổ. Cũng như cầu nguyện ngày đêm lên Tổ Tiên, Cha Trời, Mẹ Trời cho đến khi nào Thiên Ý ấn chứng mới được Phong Thánh.
– Những người được phong Thánh lại không nhớ công ơn những người giới thiệu về mình đến Anh Linh Quốc Tổ, cũng như cầu nguyện lên Cội Nguồn cho mình được Phong Thánh.
– Sự trả ơn ấy bằng con đường bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất hiếu. Làm tổn hại đến Uy Danh người ân của mình. Nhẹ thời tu lại rất lâu ăn năng sám hối mới trở lại như cũ. Nặng thời mất đi uy danh phong Thánh. Nhưng nhờ có công truyền Thiên Ý hể có công thời có quả. Cũng được hưởng phước báo về sau, theo công trạng, công đức, công phu, công trình của mình.
– Được Phong Thánh trong thời đại Thánh Đức uy quyền trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới. Quyền lực trong nền Quốc Đạo sau nầy. Vì một phút sai lầm cái Uy Danh mà người ta giới thiệu cầu nguyện cho mình đã biến mất.
Đừng như sấm nói câu 111, 112, 113, 114:
– Xin những kẻ hai lòng sự chúa
– Thấy đâu hơn, thì phụ thừa ân
– Cho nên phải báo trầm luân
– Ai khôn mới được báo thân đời nầy

Hay là:
Xin những kẻ hai lòng đổi dạ
Thấy đâu hơn, thời phụ thừa ân
Cho nên phải tránh cho xong
Mới mong gặt hái báo thân đời nầy

Phải như những câu sấm, 145, 146, 147, 148, 149:
– Binh thơ mấy quyển kinh luân
– Thiên Văn địa lý nhân luân càng mầu
– Ở đâu đó anh hùng hẳn biết
– Xem sắc mây đã biết Thánh Long
– Thánh Nhân cư, có thị cung

Hay Là:
Ý Trời mấy quyển kinh luân
Thiên Văn địa lý nhân luân càng mầu
Bậc kỳ tài nhìn vào đã biết
Xem ý kinh đã biết Thánh Long
Cội nguồn Văn Hóa Cha Ông
Chính là chân mạng Thánh Nhân trị vì. Hay là những câu sấm như sau câu 151, 152, 153, 154:
– Lại dặn đấng tu mi chí cả
– Chớ vội vàng tất tả chạy rông
– Học cho biết lý kiết hung
– Bình phương hương hội có dùng làm chi .Hay là:
Dặn nam nhi anh hùng chí cả
Chớ vội vàng tất tả chạy rông
Học cho Ngộ Tánh Ngộ Tâm
Biết phương biết hướng không lầm đường đi
Làm chi hướng ngoại làm chi
Chân Tâm là cả cung son bạc vàng. Hay là những câu sấm. Câu 183, 184:
– Trước hết biết nẻo tôn phò
– Sau là cao chí biết lo mặc lòng. Hay Là:
Biết Nguồn biết Cội tôn phò
Công danh tỏa sáng đâu lo mất phần
Hay là những câu sấm, câu 241, 242:
– Chim Hồng vỗ cánh bay cao
– Tìm cho được chốn mới vào chân kinh
Hay Là:
Chim Hồng vỗ cánh bay cao
Bay về Nguồn Cội mới vào sấm kinh
***
Nhiều người cho rằng Xuất Gia là lên chùa Cạo Đầu theo hạnh Đầu Đà Tăng Giới mới là tu cao. Nhưng thật ra đó mới chỉ là hình thức Xuất Gia mà thôi.
– Xuất Gia theo hạnh đại thừa. Xuất Gia không phải là cạo đầu. Rời khỏi Gia Đình. Mà là ra khỏi Nhà Phiền Não. Nghĩa là ra khỏi ngôi Nhà Vọng Chấp.
– Dù cạo đầu, ra khỏi gia đình trở thành Tăng Ni nhưng chưa ra khỏi phiền não, chưa ra khỏi vọng chấp, thời chỉ mới ở trong cảnh giới tu tập Xuất Gia mà thôi. Có nghĩa là Cạo Đầu, chính là đi vào cầu Đạo. Tu tập lần hạnh xuất gia ra khỏi nhà phiền não, vọng chấp mà thôi.
– Những người đã đạt đến cảnh giới Xuất Gia ra khỏi ngôi nhà Phiền Não. Vọng Chấp. đi vào cảnh giới không không thời chưa đạt. Mà phải trở về Chân Tâm Chân Tánh đi vào ngôi Nhà Như Lai. Sống theo Thiên Ý , tức là Sống Theo Lương Tâm. Tự Tại An Vui Cực Lạc.
– Nên vào thuở xa xưa, thật xa xưa. Các vị Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời. Không cần đặt vấn đề ra khỏi gia đình. Mà đều trở thành Phật Tổ.
– Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nối tiếp nhau đến đời Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thứ 20.000 có tới 8 người con. Xuất Gia ra khỏi nhà phiền não. Sau đó rời khỏi Gia Đình lấy Vũ Trụ làm nhà, lấy Thiên Hạ làm con. Độ Nhân Loại vô số vô biên không thể tính đếm nghĩ bàn.
– 8 người con nầy có uy đức thống lãnh bốn phương thiên hạ. Đều theo Cha nghe pháp tu hành không bao lâu thời ra khỏi ngôi nhà Phiền Não.
– Xuất Gia theo hạnh Đại Thừa, hay Thượng Thừa Không ngoài mang ý nghĩa từ bỏ Phiền Não. Từ bỏ Vọng Chấp. Trở về Ngôi Nhà Như Lai, tức là trở về Chân Tâm Chân Tánh. Sống Theo Lương Tâm, cũng chính là sống theo Thiên Ý. Đi vào tự tại an vui cực lạc.
– Hay nói một cách khác. Trở về Nguồn, tức là Nhận Bổn Quy Chân. Buông bỏ Phiền Não, Vọng Chấp. Vào nhà Như Lai Tổ Tiên. Tức là An Trụ Chân Tâm Chân Tánh. Sống theo Lương Tâm. Cũng chính là Sống theo Thiên Ý. Tự Tại An Vui Cực Lạc.
Lại Nữa. Vào thuở xa xưa thật xa xưa có Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Khi chưa xuất gia có nghĩa là chưa ra khỏi ngôi nhà phiền não. Ngài có 16 người con. Khi Đức Đại Thông Trí Thắng ra khỏi Ngôi Nhà Phiền Não, không còn Vọng Chấp coi như Xuất Gia An Trụ Chân Tâm Chân Tánh trở thành Như Lai. Nên mới có danh hiệu Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Những ai đã trở thành Như Lai thường là an trụ Chân Tâm Chân Tánh, sống theo Lương Tâm, lấy Vũ Trụ làm nhà. Lấy Thiên Hạ làm con, nên rời khỏi Gia Đình đi về với Đại Chúng.
– Một trong 16 người con Đại Thông Trí Thắng Như Lại, đều Xuất Gia không phải là bỏ gia đình, mà là ra khỏi nhà Phiền Não, Vọng Chấp. An Trụ Chân Tâm Chân Tánh, sống theo Thiên Ý. Trở thành những vị Phật sau nầy, làm chấn động vũ trụ như Phật A Di Đà.
– Cạo Đầu, Cầu Đạo, trở thành Tăng Ni, chỉ là tập hạnh xuất gia mà thôi. Có nghĩa là tu đoạn diệt lần Phiền Não, Vọng Chấp đi lần vào Xuất Gia, ra khỏi Nhà Phiền Não, ra khỏi Vọng chấp.
– Thầy Tổ cũng đã Xuất Gia ra khỏi Nhà Phiền Não, Vọng Chấp lâu rồi. An Trụ Chân Tâm Chân Tánh. Sống theo Lương Tâm. Trở thành Hư Không Tạng Diệu Không Như Lai. Đương nhiên Thầy Tổ cũng phải rời khỏi Gia Đình. Lấy Vũ Trụ làm Nhà. Lấy Thiên Hạ làm con. Như các vị Phật Tổ Tổ Tổ ở quá khứ. Nhưng phải đúng cơ, đúng lúc, đúng thời như Thiên Ý đã định.
– Thầy Tổ không có nhiều con như Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh. Đại Thông Trí Thắng Như Lai.
– Thầy Tổ là Cháu Đức Tôn, ở vào thời gian 20, 21 tuổi Thầy Tổ vẫn còn trong ngôi nhà Phiền Não, Vọng Chấp. Nói chung Tâm Ý phàm trần. Cha Mẹ đặt đâu con ngồi đó lấy vợ sanh ra ba người con. Đặt tên là Thắng, Toàn, Trí. Nghĩa là Trí Thắng Như Lai. Sinh ba người con xong thời Thầy Tổ đi đến phá vỡ Vô Minh. Ra khỏi nhà Phiền Não, Vọng Chấp. Có nghĩa là đã Xuất Gia Vào Nhà Như Lai, tức là nhận Bổn quy Chân. Hay còn gọi Về Nguồn. Hiệp Bổn Quy Chân. An Trụ Chân Tâm Chân Tánh. Sống theo Lương Tâm. Tức là Hành Theo Thiên Ý, Chuyển Hóa Thiên Ý trở thành Văn Hóa Cội Nguồn, đi vào tận độ Nhân Loại về trời. Cũng như cứu con cháu Tiên Rồng thoát khỏi nô lệ.
– Nộ lệ ngoại bang, nô lệ kiến thức, nô lệ Thần Quyền. Ra khỏi phiền não vọng chấp. Trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. An vui cực lạc hạnh phúc.
– Nói về Cao Đức Toàn, Cao Đức Thắng. Theo Thầy Tổ ăn chay trường từ thuở nhỏ, đến khi vào đại học mới thôi ăn chay trường. Cao Đức Toàn là người rất quý Văn Hóa Cội Nguồn. Sợ bọn biến thái cửa quyền xuống nhà lấy mất Kinh, bằng mang theo bên mình gìn giữ.
– Khi còn học lớp 11 Cao Đức Toàn thường thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Khi ấy bọn cửa quyền quyết tâm hại con Thầy Tổ chúng đề nghị Nhà trường đuổi học Cao Đức Toàn. Vì Cao Đức Toàn là con của Thầy Tổ. Cũng may Ông Hiệu trưởng có quen với Thầy Tổ. Thầy Bá nói, hợp lần nào chúng cũng đề nghị đuổi học Cao Đức Toàn. Nhưng Tao cứ chần chừ không ra quyết định. Vì còn năm 12 nữa là rời khỏi nhà trường vào đại học là thoát.
– Thời Thầy Tổ còn làm thợ mộc, theo Thiên Ý là lấy gỗ điêu khác ra hình Thiên Ấn. Người đeo Thiên Ấn Gỗ là coi như đã tiếp nhận được Thiên Ý. Thầy Tổ định làm ba cái Thiên Ấn bằng gỗ. Trao cho Ông Đinh Hùng Chung, trao cho Cao Đức Thắng, trao cho Cao Đức Toàn. Nhưng cuối cùng duy nhất là Cao Đức Toàn nhận được Thiên Ấn Gỗ mà thôi. Có lẽ Trời đã chọn Cao Đức Toàn là người kế vị Thầy Tổ, khi Thầy Tổ về Trời.
– Thầy Tổ viết hồi ký đến đây chỉ là giai đoạn giữa, còn giai đoạn đầu, và giai đoạn đi lần về cuối đời Thầy Tổ xin dành lại cho những người kế tục phục hưng Cội Nguồn, truyền bá Thiên Ý viết vậy. Kính chúc con cháu Tiên Rồng muốn gì được nấy an vui hạnh phúc.
Văn Hiến nghiêng mình kính cẩn đến với Đồng Bào cả nước, đến với Nhân Loại anh em. Xin Chào.
***
Văn Hóa Cội Nguồn
—————————————————————

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s